Bảng giá đất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2010

0 nhận xét
 
QUY ĐỊNH
Bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
 (Ban hành kèm theo Quyết định số 81/2009/QĐ-UBND
 ngày 18 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)



Chương I
 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.  Đất nông nghiệp
1. Cách xác định vị trí đất nông nghiệp:
Đối với đất nông nghiệp tại khu vực nông thôn, cách xác định khu vực, vị trí (khoảng cách từng vị trí) tương tự như cách xác định khu vực, vị trí đất ở tại khu vực nông thôn quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 2 Quy định này.
Riêng đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở nhưng không được xác định là đất ở; Đất nông nghiệp nằm trong phạm vi địa giới hành chính phường, trong phạm vi khu dân cư thị trấn, khu dân cư nông thôn đã được xác định ranh giới theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt (trường hợp đất nông nghiệp nằm trong phạm vi khu dân cư thị trấn, khu dân cư nông thôn chưa có quy hoạch được xét duyệt thì xác định theo ranh giới của thửa đất có nhà ở ngoài cùng của khu dân cư) được xác định là vị trí 1 của từng khu vực.

Riêng đất làm muối được xác định theo 03 vị trí như sau:
- Vị trí 1: 500 m đầu kể từ đường giao thông chính;
- Vị trí 2: sau mét thứ 500 của vị trí 1 đến mét thứ 1.000 tính từ đường giao thông chính hoặc 500m đầu tính từ đường liên thôn, liên xã;
- Vị trí 3: các vị trí còn lại không thuộc 02 vị trí nêu trên.
2. Cách xác định giá đất các loại đất nông nghiệp khác:
Đối với các loại đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ, căn cứ vào giá các loại đất nông nghiệp liền kề hoặc ở khu vực lân cận trong cùng khu vực để xác định giá đất.

Điều 2. Đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn
1. Đất ở tại khu vực nông thôn:

a) Phân loại khu vực: đất ở tại khu vực nông thôn gồm có 03 khu vực.
a.1) Khu vực 1: đất có mặt tiền tiếp giáp với trục đường giao thông chính nằm tại trung tâm xã hoặc cụm xã (gần Ủy ban nhân dân xã, trường học, chợ, trạm y tế); gần khu thương mại và dịch vụ, khu du lịch, khu công nghiệp, khu chế xuất; hoặc không nằm tại khu vực trung tâm xã nhưng gần đầu mối giao thông hoặc gần chợ nông thôn, cụ thể:
- Đất có mặt tiền trục đường giao thông chính nằm tại khu dân cư trung tâm xã hoặc cụm xã;
- Đất có mặt tiền ven đầu mối giao thông chính nằm tại khu dân cư trung tâm xã hoặc cụm xã;
- Đất có mặt tiền trục đường giao thông chính giáp khu thương mại, khu du lịch, khu công nghiệp;
- Đất có mặt tiền ven đầu mối giao thông chính giáp khu thương mại, khu du lịch, khu công nghiệp;
- Đất thuộc khu vực chợ nông thôn, bến xe (với bán kính 200m tính từ trung tâm chợ, bến xe);
- Đất thuộc khu vực khu dân cư trung tâm xã;
- Đất có mặt tiền đường giao thông chính không nằm tại khu dân cư trung tâm xã (hoặc cụm xã), không giáp khu thương mại - du lịch, khu công nghiệp; đất có mặt tiền ven đầu mối giao thông chính không nằm tại khu dân cư trung tâm xã (hoặc cụm xã), không giáp khu thương mại - du lịch, khu công nghiệp... áp dụng đơn giá đất vị trí 2.
a.2) Khu vực 2: đất nằm ven các trục đường giao thông liên thôn, tiếp giáp với khu vực trung tâm xã hoặc cụm xã; khu thương mại và dịch vụ, khu du lịch, khu chế xuất, cụ thể:
- Đất có mặt tiền giáp khu vực trung tâm xã hoặc cụm xã (sau mét thứ 200 kể từ ranh giới khu dân cư trung tâm xã, cụm xã);
- Đất có mặt tiền tiếp giáp khu thương mại khu du lịch, khu công nghiệp (sau  mét thứ 200 kể từ ranh giới khu thương mại, khu du lịch, khu công nghiệp);
- Đất nằm giáp khu chợ nông thôn, bến xe (sau mét thứ 200 kể từ trung tâm chợ nông thôn, bến xe);
- Đất có mặt tiền các đường giao thông liên thôn giáp với khu vực khu dân cư trung tâm xã hoặc cụm xã, khu thương mại dịch vụ, khu du lịch (sau mét thứ 200 kể từ ranh giới khu dân cư trung tâm xã hoặc sau mét thứ 200 kể từ ranh giới khu thương mại, khu du lịch, khu công nghiệp).
 a.3) Khu vực 3: là những vị trí còn lại trên địa bàn xã, cụ thể:

- Đất nằm tách biệt khu dân cư trung tâm xã hoặc cụm xã (sau mét thứ 200 kể từ ranh giới khu dân cư trung tâm xã); khu thương mại dịch vụ, khu du lịch, khu công nghiệp (sau mét thứ 200 kể từ ranh giới khu thương mại dịch vụ, khu du lịch, khu công nghiệp); khu vực chợ, bến xe (sau mét thứ 400 kể từ khu dân cư trung tâm chợ, bến xe);
- Đất không thuộc các khu vực 1 và khu vực 2.
 Trong mỗi khu vực được chia thành 4 vị trí tính theo đường giao thông.
b)  Cách xác định vị trí đất của 03 khu vực:
Đất ở tại khu vực nông thôn được xác định từ đường giao thông lấy chiều sâu 200m tính từ lộ giới hiện hữu hợp pháp, cụ thể:
- Lộ giới hiện hữu hợp pháp của quốc lộ: từ chân đường trở ra mỗi bên là 20m.
- Lộ giới hiện hữu hợp pháp của tỉnh lộ: từ chân đường trở ra mỗi bên là 10m.
- Lộ giới hiện hữu hợp pháp của đường liên xã, liên thôn: từ ranh giới mặt tiền hợp pháp của thửa đất trở vào.        
Vị trí đất được xác định theo bản đồ địa chính, sơ đồ vị trí đã được lập và đang sử dụng ở địa phương, có 4 vị trí như sau:
b.1) Áp dụng đối với thửa đất nằm ở đường giao thông chính, ven đầu mối giao thông:
- Vị trí 1: 50m đầu tính từ lộ giới hợp pháp của đường giao thông chính, ven đầu mối giao thông, trường hợp chưa có lộ giới thì được tính từ ranh giới mặt tiền hợp pháp trở vào;
- Vị trí 2: sau mét thứ 50 của vị trí 1 đến mét thứ 100;
- Vị trí 3: sau mét thứ 100 của vị trí 2 đến mét thứ 150;
- Vị trí 4: sau mét thứ 150 của vị trí 3 đến mét thứ 200.
b2) Áp dụng đối với thửa đất tại khu vực chợ nông thôn, bến xe, trung tâm xã:
- Vị trí 1: 50m đầu tính từ ranh giới mặt tiền hợp pháp của thửa đất;
- Vị trí 2: sau mét thứ 50 của vị trí 1 đến mét thứ 100;
- Vị trí 3: sau mét thứ 100 của vị trí 2 đến mét thứ 150;
- Vị trí 4: sau mét thứ 150 của vị trí 3 đến mét thứ 200.
Trường hợp thửa đất có 2, 3 mặt tiền đường trở lên thì giá đất được xác định theo giá đất của đường nào có tổng giá trị của thửa đất lớn nhất.
2. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn:

a) Phân loại khu vực:
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn cũng được chia làm 3 khu vực và mỗi khu vực có 4 vị trí. Cách phân loại khu vực tương tự như đất ở tại khu vực nông thôn nêu trên.
b) Cách xác định vị trí đất của 3 khu vực:
Cách xác định vị trí của đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn được xác định tương tự như đất ở tại khu vực nông thôn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Quy định này.

Điều 3. Đất phi nông nghiệp tại đô thị
1. Đất ở trong đô thị:
a) Đất ở trong đô thị được chia theo 3 loại đô thị:
- Đô thị loại 2: bao gồm các phường thuộc thành phố Vũng Tàu.
- Đô thị loại 3: bao gồm các phường thuộc thị xã Bà Rịa.
- Đô thị loại 5: bao gồm thị trấn Phú Mỹ huyện Tân Thành, thị trấn Long Điền, Long Hải huyện Long Điền, thị trấn Ngãi Giao huyện Châu Đức, thị trấn Phước Bửu huyện Xuyên Mộc, thị trấn Đất Đỏ, Phước Hải huyện Đất Đỏ.
b) Phân loại đường phố và cách xác định vị trí trong đô thị:
b.1) Đường phố, hẻm, hẻm của hẻm trong đô thị:
- Đường phố chính được hiểu là những đường phố trong đô thị đã được liệt kê trong danh mục ban hành kèm theo quyết định này. Những đường phố không được liệt kê trong danh mục này được coi là hẻm.
- Hẻm chính được hiểu là một nhánh nối trực tiếp vào đường phố chính và chưa được liệt kê trong danh mục loại đường phố kèm theo quyết định này.
- Hẻm phụ hay hẻm của hẻm được hiểu là một nhánh nối vào hẻm chính (không phải là hẻm chính kéo dài ngoằn ngoèo, gấp khúc).
b.2) Mỗi loại đô thị được chia từ 1 đến 4 loại đường phố:
- Đường phố loại I: là nơi có điều kiện đặc biệt thuận lợi đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt có cơ sở hạ tầng đồng bộ, có giá đất thực tế cao nhất.
- Đường phố loại II: là nơi có điều kiện thuận lợi đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, có cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ, có giá đất thực tế trung bình thấp hơn giá đất thực tế trung bình đường phố loại I.

- Đường phố loại III: là nơi có điều kiện tương đối thuận lợi đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt có cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ, có giá đất thực tế trung bình thấp hơn giá đất thực tế trung bình đường phố loại II.
- Đường phố loại IV: là các đường phố còn lại, có giá đất thực tế trung bình thấp hơn giá đất thực tế trung bình của đường phố loại III.
b.3) Mỗi loại đường phố được chia từ 1 đến 5 vị trí khác nhau:
- Vị trí 1 : áp dụng cho những thửa đất nằm ở mặt tiền đường phố chính có chiều sâu tối đa 50m tính từ lộ giới hợp pháp, trường hợp chưa có lộ giới thì được tính từ ranh giới mặt tiền hợp pháp trở vào.
- Vị trí 2 : áp dụng cho những thửa đất nằm ở mặt tiền hẻm chính, có chiều rộng từ 4m trở lên và kéo dài đến 80m tính từ lộ giới hợp pháp của đường phố chính; vị trí 3 được tính sau  mét thứ 80 đến mét thứ 150; vị trí 4 được tính sau mét  thứ 150 đến mét thứ 220; vị trí 5 được tính sau mét thứ 220.
+ Trường hợp trong hẻm chính (có chiều rộng từ 4m trở lên và có chiều dài 80m đầu kể từ đường phố chính) có hẻm phụ với chiều rộng từ 3,5m trở lên, thì thửa đất nằm ở mặt tiền hẻm phụ này được tính theo vị trí 3 trong đoạn 80m kể từ hẻm chính; vị trí 4 được tính sau mét thứ 80 đến mét thứ 150; vị trí 5 được tính sau mét thứ 150.
+ Trường hợp trong hẻm chính (có chiều rộng từ 4m trở lên và có chiều dài 80m đầu kể từ đường phố chính) có hẻm phụ với chiều rộng nhỏ hơn 3,5m, thì thửa đất nằm ở mặt tiền hẻm phụ này được tính theo vị trí 4 trong đoạn 80 mét kể từ hẻm chính, sau mét thứ 80 tính theo vị trí 5.
- Vị trí 3: áp dụng đối với thửa đất nằm ở mặt tiền hẻm chính có chiều rộng lớn hơn 1,5m và nhỏ hơn 4m, kéo dài đến 80m tính từ lộ giới hợp pháp của đường phố chính; vị trí 4 được tính  sau mét thứ 80 đến mét thứ 150; vị trí 5 được tính sau mét thứ 150.
- Vị trí 4: áp dụng đối với thửa đất nằm ở mặt tiền hẻm chính, có chiều rộng từ 1,5m trở xuống và kéo dài đến mét thứ 80 tính từ lộ giới hợp pháp của đường phố chính.
- Vị trí 5: áp dụng đối với thành phố Vũng Tàu và thị xã Bà Rịa: được tính sau mét thứ 80 của vị trí 4 và các trường hợp còn lại (hẻm chính, hẻm phụ) không thuộc vị trí 1, 2, 3, 4 đã quy định trên đây. 
2. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp trong đô thị:
Phân loại đường phố và cách xác định vị trí trong đô thị: đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghịêp trong đô thị được phân loại đường phố và cách xác định vị trí tương tự như đất ở trong đô thị được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy định này.

Điều 4. Cách xác định giá đất một số loại đất phi nông nghiệp khác tại khu vực nông thôn và trong đô thị
1. Đối với đất xây dựng trụ sở cơ quan và đất xây dựng công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất tôn giáo, tín ngưỡng (bao gồm đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng, đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ); đất phi nông nghiệp khác (bao gồm đất xây dựng nhà bảo tàng, nhà bảo tồn, nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật, cơ sở sáng tác văn hóa nghệ thuật), căn cứ vào giá đất ở liền kề hoặc giá đất ở tại vùng lân cận gần nhất (trường hợp không có đất liền kề) đã được Ủy ban nhân dân tỉnh quy định để xác định mức giá cụ thể.
2.  Đối với đất sử dụng vào các mục đích công cộng theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 6 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP và các loại đất phi nông nghiệp khác (bao gồm đất cho các công trình xây dựng khác của tư nhân không nhằm mục đích kinh doanh và không gắn liền với đất ở; đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động; đất đô thị được sử dụng để xây dựng nhà phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi động vật được pháp luật cho phép; đất xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; đất xây dựng nhà kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp), căn cứ vào giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp liền kề hoặc giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại vùng lân cận gần nhất (trường hợp không có đất liền kề) đã được Ủy ban nhân dân tỉnh quy định để xác định mức giá cụ thể.
3.  Đối với đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, căn cứ vào giá loại đất phi nông nghiệp bằng 50% so với đất ở liền kề hoặc tại vùng lân cận gần nhất (trường hợp không có đất liền kề) đã được Ủy ban nhân dân tỉnh quy định để xác định.
4.  Đối với đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản thì áp dụng khung giá đất nuôi trồng thủy sản; sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng khai thác thủy sản thì căn cứ vào giá đất phi nông nghiệp liền kề hoặc giá đất phi nông nghiệp tại vùng lân cận gần nhất (trường hợp không có đất liền kề) đã được Ủy ban nhân dân tỉnh quy định để xác định mức giá cụ thể.
5. Đối với nhóm đất chưa sử dụng: (bao gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây), khi cần định mức giá, căn cứ vào giá của các loại đất liền kề đã được Ủy ban nhân dân tỉnh quy định để xác định. Khi đất chưa sử dụng được cấp có thẩm quyền cho phép đưa vào sử dụng, căn cứ vào khung giá đất cùng loại, cùng mục đích sử dụng do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định để định mức giá đất cụ thể.


Chi tiết xem tài liệu đính kèm
Read more...

Bảng giá đất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2010

0 nhận xét
 
QUY ĐỊNH
Bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
 (Ban hành kèm theo Quyết định số 81/2009/QĐ-UBND
 ngày 18 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)



Chương I
 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.  Đất nông nghiệp
1. Cách xác định vị trí đất nông nghiệp:
Đối với đất nông nghiệp tại khu vực nông thôn, cách xác định khu vực, vị trí (khoảng cách từng vị trí) tương tự như cách xác định khu vực, vị trí đất ở tại khu vực nông thôn quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 2 Quy định này.
Riêng đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở nhưng không được xác định là đất ở; Đất nông nghiệp nằm trong phạm vi địa giới hành chính phường, trong phạm vi khu dân cư thị trấn, khu dân cư nông thôn đã được xác định ranh giới theo quy hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt (trường hợp đất nông nghiệp nằm trong phạm vi khu dân cư thị trấn, khu dân cư nông thôn chưa có quy hoạch được xét duyệt thì xác định theo ranh giới của thửa đất có nhà ở ngoài cùng của khu dân cư) được xác định là vị trí 1 của từng khu vực.

Riêng đất làm muối được xác định theo 03 vị trí như sau:
- Vị trí 1: 500 m đầu kể từ đường giao thông chính;
- Vị trí 2: sau mét thứ 500 của vị trí 1 đến mét thứ 1.000 tính từ đường giao thông chính hoặc 500m đầu tính từ đường liên thôn, liên xã;
- Vị trí 3: các vị trí còn lại không thuộc 02 vị trí nêu trên.
2. Cách xác định giá đất các loại đất nông nghiệp khác:
Đối với các loại đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ, căn cứ vào giá các loại đất nông nghiệp liền kề hoặc ở khu vực lân cận trong cùng khu vực để xác định giá đất.

Điều 2. Đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn
1. Đất ở tại khu vực nông thôn:

a) Phân loại khu vực: đất ở tại khu vực nông thôn gồm có 03 khu vực.
a.1) Khu vực 1: đất có mặt tiền tiếp giáp với trục đường giao thông chính nằm tại trung tâm xã hoặc cụm xã (gần Ủy ban nhân dân xã, trường học, chợ, trạm y tế); gần khu thương mại và dịch vụ, khu du lịch, khu công nghiệp, khu chế xuất; hoặc không nằm tại khu vực trung tâm xã nhưng gần đầu mối giao thông hoặc gần chợ nông thôn, cụ thể:
- Đất có mặt tiền trục đường giao thông chính nằm tại khu dân cư trung tâm xã hoặc cụm xã;
- Đất có mặt tiền ven đầu mối giao thông chính nằm tại khu dân cư trung tâm xã hoặc cụm xã;
- Đất có mặt tiền trục đường giao thông chính giáp khu thương mại, khu du lịch, khu công nghiệp;
- Đất có mặt tiền ven đầu mối giao thông chính giáp khu thương mại, khu du lịch, khu công nghiệp;
- Đất thuộc khu vực chợ nông thôn, bến xe (với bán kính 200m tính từ trung tâm chợ, bến xe);
- Đất thuộc khu vực khu dân cư trung tâm xã;
- Đất có mặt tiền đường giao thông chính không nằm tại khu dân cư trung tâm xã (hoặc cụm xã), không giáp khu thương mại - du lịch, khu công nghiệp; đất có mặt tiền ven đầu mối giao thông chính không nằm tại khu dân cư trung tâm xã (hoặc cụm xã), không giáp khu thương mại - du lịch, khu công nghiệp... áp dụng đơn giá đất vị trí 2.
a.2) Khu vực 2: đất nằm ven các trục đường giao thông liên thôn, tiếp giáp với khu vực trung tâm xã hoặc cụm xã; khu thương mại và dịch vụ, khu du lịch, khu chế xuất, cụ thể:
- Đất có mặt tiền giáp khu vực trung tâm xã hoặc cụm xã (sau mét thứ 200 kể từ ranh giới khu dân cư trung tâm xã, cụm xã);
- Đất có mặt tiền tiếp giáp khu thương mại khu du lịch, khu công nghiệp (sau  mét thứ 200 kể từ ranh giới khu thương mại, khu du lịch, khu công nghiệp);
- Đất nằm giáp khu chợ nông thôn, bến xe (sau mét thứ 200 kể từ trung tâm chợ nông thôn, bến xe);
- Đất có mặt tiền các đường giao thông liên thôn giáp với khu vực khu dân cư trung tâm xã hoặc cụm xã, khu thương mại dịch vụ, khu du lịch (sau mét thứ 200 kể từ ranh giới khu dân cư trung tâm xã hoặc sau mét thứ 200 kể từ ranh giới khu thương mại, khu du lịch, khu công nghiệp).
 a.3) Khu vực 3: là những vị trí còn lại trên địa bàn xã, cụ thể:

- Đất nằm tách biệt khu dân cư trung tâm xã hoặc cụm xã (sau mét thứ 200 kể từ ranh giới khu dân cư trung tâm xã); khu thương mại dịch vụ, khu du lịch, khu công nghiệp (sau mét thứ 200 kể từ ranh giới khu thương mại dịch vụ, khu du lịch, khu công nghiệp); khu vực chợ, bến xe (sau mét thứ 400 kể từ khu dân cư trung tâm chợ, bến xe);
- Đất không thuộc các khu vực 1 và khu vực 2.
 Trong mỗi khu vực được chia thành 4 vị trí tính theo đường giao thông.
b)  Cách xác định vị trí đất của 03 khu vực:
Đất ở tại khu vực nông thôn được xác định từ đường giao thông lấy chiều sâu 200m tính từ lộ giới hiện hữu hợp pháp, cụ thể:
- Lộ giới hiện hữu hợp pháp của quốc lộ: từ chân đường trở ra mỗi bên là 20m.
- Lộ giới hiện hữu hợp pháp của tỉnh lộ: từ chân đường trở ra mỗi bên là 10m.
- Lộ giới hiện hữu hợp pháp của đường liên xã, liên thôn: từ ranh giới mặt tiền hợp pháp của thửa đất trở vào.        
Vị trí đất được xác định theo bản đồ địa chính, sơ đồ vị trí đã được lập và đang sử dụng ở địa phương, có 4 vị trí như sau:
b.1) Áp dụng đối với thửa đất nằm ở đường giao thông chính, ven đầu mối giao thông:
- Vị trí 1: 50m đầu tính từ lộ giới hợp pháp của đường giao thông chính, ven đầu mối giao thông, trường hợp chưa có lộ giới thì được tính từ ranh giới mặt tiền hợp pháp trở vào;
- Vị trí 2: sau mét thứ 50 của vị trí 1 đến mét thứ 100;
- Vị trí 3: sau mét thứ 100 của vị trí 2 đến mét thứ 150;
- Vị trí 4: sau mét thứ 150 của vị trí 3 đến mét thứ 200.
b2) Áp dụng đối với thửa đất tại khu vực chợ nông thôn, bến xe, trung tâm xã:
- Vị trí 1: 50m đầu tính từ ranh giới mặt tiền hợp pháp của thửa đất;
- Vị trí 2: sau mét thứ 50 của vị trí 1 đến mét thứ 100;
- Vị trí 3: sau mét thứ 100 của vị trí 2 đến mét thứ 150;
- Vị trí 4: sau mét thứ 150 của vị trí 3 đến mét thứ 200.
Trường hợp thửa đất có 2, 3 mặt tiền đường trở lên thì giá đất được xác định theo giá đất của đường nào có tổng giá trị của thửa đất lớn nhất.
2. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn:

a) Phân loại khu vực:
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn cũng được chia làm 3 khu vực và mỗi khu vực có 4 vị trí. Cách phân loại khu vực tương tự như đất ở tại khu vực nông thôn nêu trên.
b) Cách xác định vị trí đất của 3 khu vực:
Cách xác định vị trí của đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn được xác định tương tự như đất ở tại khu vực nông thôn quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Quy định này.

Điều 3. Đất phi nông nghiệp tại đô thị
1. Đất ở trong đô thị:
a) Đất ở trong đô thị được chia theo 3 loại đô thị:
- Đô thị loại 2: bao gồm các phường thuộc thành phố Vũng Tàu.
- Đô thị loại 3: bao gồm các phường thuộc thị xã Bà Rịa.
- Đô thị loại 5: bao gồm thị trấn Phú Mỹ huyện Tân Thành, thị trấn Long Điền, Long Hải huyện Long Điền, thị trấn Ngãi Giao huyện Châu Đức, thị trấn Phước Bửu huyện Xuyên Mộc, thị trấn Đất Đỏ, Phước Hải huyện Đất Đỏ.
b) Phân loại đường phố và cách xác định vị trí trong đô thị:
b.1) Đường phố, hẻm, hẻm của hẻm trong đô thị:
- Đường phố chính được hiểu là những đường phố trong đô thị đã được liệt kê trong danh mục ban hành kèm theo quyết định này. Những đường phố không được liệt kê trong danh mục này được coi là hẻm.
- Hẻm chính được hiểu là một nhánh nối trực tiếp vào đường phố chính và chưa được liệt kê trong danh mục loại đường phố kèm theo quyết định này.
- Hẻm phụ hay hẻm của hẻm được hiểu là một nhánh nối vào hẻm chính (không phải là hẻm chính kéo dài ngoằn ngoèo, gấp khúc).
b.2) Mỗi loại đô thị được chia từ 1 đến 4 loại đường phố:
- Đường phố loại I: là nơi có điều kiện đặc biệt thuận lợi đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt có cơ sở hạ tầng đồng bộ, có giá đất thực tế cao nhất.
- Đường phố loại II: là nơi có điều kiện thuận lợi đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt, có cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ, có giá đất thực tế trung bình thấp hơn giá đất thực tế trung bình đường phố loại I.

- Đường phố loại III: là nơi có điều kiện tương đối thuận lợi đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt có cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ, có giá đất thực tế trung bình thấp hơn giá đất thực tế trung bình đường phố loại II.
- Đường phố loại IV: là các đường phố còn lại, có giá đất thực tế trung bình thấp hơn giá đất thực tế trung bình của đường phố loại III.
b.3) Mỗi loại đường phố được chia từ 1 đến 5 vị trí khác nhau:
- Vị trí 1 : áp dụng cho những thửa đất nằm ở mặt tiền đường phố chính có chiều sâu tối đa 50m tính từ lộ giới hợp pháp, trường hợp chưa có lộ giới thì được tính từ ranh giới mặt tiền hợp pháp trở vào.
- Vị trí 2 : áp dụng cho những thửa đất nằm ở mặt tiền hẻm chính, có chiều rộng từ 4m trở lên và kéo dài đến 80m tính từ lộ giới hợp pháp của đường phố chính; vị trí 3 được tính sau  mét thứ 80 đến mét thứ 150; vị trí 4 được tính sau mét  thứ 150 đến mét thứ 220; vị trí 5 được tính sau mét thứ 220.
+ Trường hợp trong hẻm chính (có chiều rộng từ 4m trở lên và có chiều dài 80m đầu kể từ đường phố chính) có hẻm phụ với chiều rộng từ 3,5m trở lên, thì thửa đất nằm ở mặt tiền hẻm phụ này được tính theo vị trí 3 trong đoạn 80m kể từ hẻm chính; vị trí 4 được tính sau mét thứ 80 đến mét thứ 150; vị trí 5 được tính sau mét thứ 150.
+ Trường hợp trong hẻm chính (có chiều rộng từ 4m trở lên và có chiều dài 80m đầu kể từ đường phố chính) có hẻm phụ với chiều rộng nhỏ hơn 3,5m, thì thửa đất nằm ở mặt tiền hẻm phụ này được tính theo vị trí 4 trong đoạn 80 mét kể từ hẻm chính, sau mét thứ 80 tính theo vị trí 5.
- Vị trí 3: áp dụng đối với thửa đất nằm ở mặt tiền hẻm chính có chiều rộng lớn hơn 1,5m và nhỏ hơn 4m, kéo dài đến 80m tính từ lộ giới hợp pháp của đường phố chính; vị trí 4 được tính  sau mét thứ 80 đến mét thứ 150; vị trí 5 được tính sau mét thứ 150.
- Vị trí 4: áp dụng đối với thửa đất nằm ở mặt tiền hẻm chính, có chiều rộng từ 1,5m trở xuống và kéo dài đến mét thứ 80 tính từ lộ giới hợp pháp của đường phố chính.
- Vị trí 5: áp dụng đối với thành phố Vũng Tàu và thị xã Bà Rịa: được tính sau mét thứ 80 của vị trí 4 và các trường hợp còn lại (hẻm chính, hẻm phụ) không thuộc vị trí 1, 2, 3, 4 đã quy định trên đây. 
2. Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp trong đô thị:
Phân loại đường phố và cách xác định vị trí trong đô thị: đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghịêp trong đô thị được phân loại đường phố và cách xác định vị trí tương tự như đất ở trong đô thị được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Quy định này.

Điều 4. Cách xác định giá đất một số loại đất phi nông nghiệp khác tại khu vực nông thôn và trong đô thị
1. Đối với đất xây dựng trụ sở cơ quan và đất xây dựng công trình sự nghiệp; đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất tôn giáo, tín ngưỡng (bao gồm đất do các cơ sở tôn giáo sử dụng, đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ); đất phi nông nghiệp khác (bao gồm đất xây dựng nhà bảo tàng, nhà bảo tồn, nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật, cơ sở sáng tác văn hóa nghệ thuật), căn cứ vào giá đất ở liền kề hoặc giá đất ở tại vùng lân cận gần nhất (trường hợp không có đất liền kề) đã được Ủy ban nhân dân tỉnh quy định để xác định mức giá cụ thể.
2.  Đối với đất sử dụng vào các mục đích công cộng theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 6 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP và các loại đất phi nông nghiệp khác (bao gồm đất cho các công trình xây dựng khác của tư nhân không nhằm mục đích kinh doanh và không gắn liền với đất ở; đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động; đất đô thị được sử dụng để xây dựng nhà phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; đất xây dựng chuồng trại chăn nuôi động vật được pháp luật cho phép; đất xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; đất xây dựng nhà kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ sản xuất nông nghiệp), căn cứ vào giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp liền kề hoặc giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại vùng lân cận gần nhất (trường hợp không có đất liền kề) đã được Ủy ban nhân dân tỉnh quy định để xác định mức giá cụ thể.
3.  Đối với đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, căn cứ vào giá loại đất phi nông nghiệp bằng 50% so với đất ở liền kề hoặc tại vùng lân cận gần nhất (trường hợp không có đất liền kề) đã được Ủy ban nhân dân tỉnh quy định để xác định.
4.  Đối với đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng sử dụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản thì áp dụng khung giá đất nuôi trồng thủy sản; sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng khai thác thủy sản thì căn cứ vào giá đất phi nông nghiệp liền kề hoặc giá đất phi nông nghiệp tại vùng lân cận gần nhất (trường hợp không có đất liền kề) đã được Ủy ban nhân dân tỉnh quy định để xác định mức giá cụ thể.
5. Đối với nhóm đất chưa sử dụng: (bao gồm đất bằng chưa sử dụng, đất đồi núi chưa sử dụng, núi đá không có rừng cây), khi cần định mức giá, căn cứ vào giá của các loại đất liền kề đã được Ủy ban nhân dân tỉnh quy định để xác định. Khi đất chưa sử dụng được cấp có thẩm quyền cho phép đưa vào sử dụng, căn cứ vào khung giá đất cùng loại, cùng mục đích sử dụng do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định để định mức giá đất cụ thể.


Chi tiết xem tài liệu đính kèm
Read more...

HIẾN PHÁP 1992

0 nhận xét

Bản Hiến pháp này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nan khoá VIII, kỳ họp thứ 11 nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 15 tháng 4 năm 1992, hồi 11 giờ 45 phút.
Hiến pháp năm 1992 gồm 12 chương, 147 điều
LỜI NÓI ĐẦU
Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường bất khuất của dân tộc và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam.
Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, đầy gian khổ hy sinh, làm Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 2 tháng 9 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Tiếp đó, suốt mấy chục năm, nhân dân các dân tộc nước ta đã liên tục chiến đấu, với sự giúp đỡ quý báu của bè bạn trên thế giới, nhất là các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng, lập nên những chiến công oanh liệt, đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đánh thắng hai cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân và đế quốc, giải phóng đất nước, thống nhất Tổ quốc, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân. Ngày 2 tháng 7 năm 1976 Quốc hội nước Việt Nam thống nhất đã quyết định đổi tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, ra sức xây dựng đất nước, kiên cường bảo vệ Tổ quốc đồng thời làm nghĩa vụ quốc tế.
Qua các thời kỳ kháng chiến kiến quốc, nước ta đã có Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp năm 1980.
Từ năm 1986 đến nay, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam đề xướng đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Quốc hội quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1980 để đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới. Hiến pháp này quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước, thể chế hoá mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý.
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ qúa độ lên chủ nghĩa xã hội, nhân dân Việt Nam nguyện đoàn kết một lòng, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường xây dựng đất nước, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp, giành những thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
Read more...

HIẾN PHÁP 1992

0 nhận xét

Bản Hiến pháp này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nan khoá VIII, kỳ họp thứ 11 nhất trí thông qua trong phiên họp ngày 15 tháng 4 năm 1992, hồi 11 giờ 45 phút.
Hiến pháp năm 1992 gồm 12 chương, 147 điều
LỜI NÓI ĐẦU
Trải qua mấy nghìn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu anh dũng để dựng nước và giữ nước, đã hun đúc nên truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường bất khuất của dân tộc và xây dựng nên nền văn hiến Việt Nam.
Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, đầy gian khổ hy sinh, làm Cách mạng tháng Tám thành công. Ngày 2 tháng 9 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Tiếp đó, suốt mấy chục năm, nhân dân các dân tộc nước ta đã liên tục chiến đấu, với sự giúp đỡ quý báu của bè bạn trên thế giới, nhất là các nước xã hội chủ nghĩa và các nước láng giềng, lập nên những chiến công oanh liệt, đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đánh thắng hai cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân và đế quốc, giải phóng đất nước, thống nhất Tổ quốc, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân. Ngày 2 tháng 7 năm 1976 Quốc hội nước Việt Nam thống nhất đã quyết định đổi tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, ra sức xây dựng đất nước, kiên cường bảo vệ Tổ quốc đồng thời làm nghĩa vụ quốc tế.
Qua các thời kỳ kháng chiến kiến quốc, nước ta đã có Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959 và Hiến pháp năm 1980.
Từ năm 1986 đến nay, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đại hội lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam đề xướng đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Quốc hội quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1980 để đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới. Hiến pháp này quy định chế độ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, cơ cấu, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan Nhà nước, thể chế hoá mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý.
Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ qúa độ lên chủ nghĩa xã hội, nhân dân Việt Nam nguyện đoàn kết một lòng, nêu cao tinh thần tự lực, tự cường xây dựng đất nước, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước, nghiêm chỉnh thi hành Hiến pháp, giành những thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 
Read more...

Chúc mừng năm mới 2010

0 nhận xét
Read more...

QUYẾT ĐỊNH PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY NÔNG, LÂM NGHIỆP, GIỐNG VẬT NUÔI VÀ GIỐNG THỦY SẢN ĐẾN NĂM 2020

0 nhận xét




THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

Số: 2194/QĐ-TTg  QD2194TTG.PDF
Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2009

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY NÔNG, LÂM NGHIỆP, GIỐNG VẬT NUÔI VÀ GIỐNG THỦY SẢN ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản đến năm 2020 với các nội dung chính sau:
I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Nâng cao năng lực hệ thống nghiên cứu, chọn tạo, chuyển giao, sản xuất, cung ứng giống cây trồng, giống vật nuôi, giống cây lâm nghiệp, giống thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, để tăng nhanh năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh, hiệu quả sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và thu nhập của nông dân một cách bền vững.


II. MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Tăng nhanh tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật cho sản xuất đại trà phù hợp với điều kiện của từng vùng, nhằm tạo ra đột phá mới về năng suất, chất lượng sản phẩm, góp phần duy trì tốc độ tăng trưởng của ngành.
a) Đối với trồng trọt:
Tỷ lệ dùng giống xác nhận hoặc tương đương trong sản xuất đối với cây lúa đạt 70% - 85% và chấm dứt tình trạng các hộ gia đình tự sử dụng thóc thịt làm giống; đối với các cây khác đạt trên 70%. Năng suất cây trồng các loại tăng trên 15%.
b) Đối với chăn nuôi:
Tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất đối với bò thịt và dê đạt 70%; đối với lợn, gia cầm đạt 90%; bò sữa đạt 100%, tỷ lệ bò lai 50%. Năng suất thịt lợn hơi xuất chuồng tăng trên 20%; năng suất sữa đạt 4.500 kg/con/chu kỳ.
c) Đối với lâm nghiệp:
Bảo đảm cung cấp 80% giống được công nhận, trong đó 50% giống từ nhân giống sinh dưỡng cho trồng rừng. Sinh khối tăng trưởng đạt 20 – 25 m3/ha/năm.
d) Đối với thủy sản:
Đảm bảo 75% giống phục vụ nuôi trồng thủy sản là giống sạch bệnh, có chất lượng cao được sản xuất trong nước. Năng suất nuôi trồng các loại thủy sản tăng trên 50%.
2. Nâng cao trình độ khoa học và công nghệ, áp dụng công nghệ sản xuất giống, ứng dụng có hiệu quả công nghệ sinh học trong chọn tạo, để tạo ra nhiều giống mới có năng suất và chất lượng cao, đặc tính tốt cho sản xuất đại trà; phục tráng giống đặc sản địa phương gắn với việc xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý.
3. Khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư nghiên cứu, chọn tạo, sản xuất giống, hình thành ngành công nghiệp sản xuất giống được hiện đại hóa.
4. Bảo vệ và phát triển nguồn giống sinh sản tự nhiên, đảm bảo tài nguyên động vật, thực vật hoang dã và thủy sản phát triển bền vững.
III. NHIỆM VỤ
1. Tiếp tục nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ về giống bao gồm: bảo tồn và khai thác quỹ gen, nghiên cứu chọn tạo giống, trong đó đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ sinh học, biến đổi gen; xây dựng quy trình nhân, chế biến và bảo quản giống; nâng cao chất lượng giống chọn tạo.
2. Tiếp tục nâng cấp, hoàn thiện các cơ sở giống ở Trung ương (các cơ sở nghiên cứu, các trung tâm giống quốc gia, các Trung tâm giống vùng), địa phương (các Trung tâm giống cấp tỉnh, huyện) theo hướng đồng bộ, hiện đại.
3. Tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ (giao thông, thủy lợi, cơ sở bảo quản, chế biến,….) cho một số vùng sản xuất giống trọng điểm.
4. Sản xuất giống gốc, giống siêu nguyên chủng, giống nguyên chủng, cây đầu dòng, giống cụ kỵ, giống ông bà, đàn hạt nhân, vườn giống, rừng giống, giống thủy sản.
5. Nhập nội nguồn gen, bản quyền tác giả và những giống mới cần thiết để tiếp thu nhanh những thành tựu khoa học công nghệ mới của thế giới.
6. Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về giống phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế.
7. Tăng cường năng lực cho hệ thống quản lý, kiểm soát chất lượng giống và dịch bệnh ở tất cả các khâu từ sản xuất, lưu thông, kiểm tra chất lượng giống, xây dựng tiêu chuẩn giống gốc, giống siêu nguyên chủng, giống nguyên chủng, cây đầu dòng, giống cụ kỵ, giống ông bà, đàn hạt nhân, đàn bố mẹ, vườn giống, rừng giống; thực hiện quy định về nhãn mác hàng hóa để đảm bảo giống có chất lượng tốt, có năng suất cao, giảm thiểu dịch bệnh.
8. Các dự án và thứ tự ưu tiên
a) Ưu tiên đầu tư phát triển giống phục vụ mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả xuất khẩu, bao gồm các dự án giống: lúa thuần chất lượng cao, một số cây ăn quả chủ lực, rau, hoa và nấm, cà phê, ca cao, cao su, chè chất lượng cao, cá tra, basa, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm, công nghệ sản xuất giống một số loài cá biển, nhuyễn thể, rong biển có giá trị kinh tế cao;
b) Chú trọng đầu tư các dự án giống phục vụ sản xuất cho tiêu dùng trong nước và thay thế nhập khẩu, bao gồm các dự án giống: lúa lai, ngô lai, lạc, đậu tương, cây có củ, mía, lợn, gia cầm, bò thịt, bò sữa, trâu và một số gia súc ăn cỏ, cây gỗ lớn, cây gỗ nhỏ, một số loài cây lâm sản ngoài gỗ; ong và tằm tơ, một số động vật quý hiếm; cỏ, cây thức ăn chăn nuôi, công nghệ sản xuất giống và bảo tồn một số loài cá bản địa có giá trị kinh tế hoặc có nguy cơ tuyệt chủng; dự án tăng cường năng lực quản lý nhà nước về giống cây nông nghiệp, giống cây lâm nghiệp, giống vật nuôi và giống thủy sản.
IV. TỔNG NHU CẦU VỐN: khoảng 69.900 tỷ đồng.
V. NGUỒN VỐN
1. Ngân sách nhà nước (bao gồm nguồn vốn trung ương, địa phương) chiếm 22%;
2. Vốn vay tín dụng đầu tư chiếm 25%;
3. Vốn vay thương mại chiếm 25%;
4. Vốn tự có và vốn huy động của các tổ chức, cá nhân chiếm 28%.
VI. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Quy hoạch hoàn thiện hệ thống nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống từ trung ương đến cơ sở gắn với vùng sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và các địa phương hoàn thiện quy hoạch hệ thống nghiên cứu, chuyển giao, sản xuất và cung ứng giống, đảm bảo đủ giống tốt, chất lượng cho sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản.
a) Đối với nông nghiệp: quy hoạch và đầu tư tăng cường năng lực các Trung tâm giống, các doanh nghiệp, hợp tác xã và các hộ gia đình gắn kết với các Viện khoa học công nghệ vùng để thực hiện đồng bộ từ khâu nghiên cứu, chọn tạo, nhân và sản xuất giống xác nhận cho sản xuất đại trà trên địa bàn;
b) Đối với lâm nghiệp: kiện toàn lại tổ chức quản lý hệ thống rừng giống quốc gia. Quy hoạch và đầu tư tăng cường năng lực các Trung tâm khoa học lâm nghiệp quốc gia ở các vùng, xây dựng 3 vườn ươm giống hiện đại tại 3 vùng; địa phương có diện tích trồng rừng từ 10.000 ha/năm trở lên xây dựng một vườn ươm giống quy mô phù hợp; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế xây dựng vườn ươm;
c) Đối với thủy sản: quy hoạch và tăng cường đầu tư năng lực các Trung tâm giống quốc gia, giống cấp I và Trung tâm thủy sản cấp tỉnh; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân nâng cấp, xây dựng mới các trại giống thủy sản, gắn kết từ nghiên cứu, chọn tạo, nhân, gây, chuyển giao và nhân nhanh giống cho sản xuất đại trà.
2. Về đầu tư
a) Ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn sự nghiệp) đầu tư cho:
- Nghiên cứu khoa học về giống, ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu chọn tạo, nhân giống, chế biến hạt giống thuộc dự án quy định tại điểm a khoản 8 mục III Quyết định này;
- Giữ nguồn gen: đầu tư quy hoạch, xây dựng cơ sở vật chất, thu thập và nuôi giữ ban đầu các nguồn gen động vật, thực vật, thủy sản; bảo tồn giống cây đầu dòng, vườn cây giống lâm nghiệp, rừng giống, giống thủy sản quý hiếm;
- Nhập nội nguồn gen, giống mới có năng suất, chất lượng mà trong nước chưa có hoặc còn thiếu;
- Nhập công nghệ mới, tiên tiến về sản xuất giống; mua bản quyền tác giả giống; thuê chuyên gia nước ngoài nghiên cứu chọn tạo, sản xuất giống;
- Hoàn thiện công nghệ và xây dựng một số mô hình trình diễn về công nghệ sản xuất giống;
- Đầu tư hạ tầng cơ sở nghiên cứu, sản xuất, chế biến giống (bao gồm thủy lợi, giao thông nội đồng, xử lý nước thải);
- Xây dựng trại giống đầu dòng; Trung tâm giống thủy sản (cấp quốc gia, cấp I, cấp tỉnh); trại giống cụ kỵ, ông bà, trại hạt nhân, giống gốc vật nuôi, trạm thụ tinh nhân tạo;
- Sản xuất thử, khảo nghiệm, kiểm nghiệm, công nhận giống mới;
- Đào tạo ngắn hạn cán bộ nghiên cứu, sản xuất giống (kể cả trong và ngoài nước); tập huấn quy trình kỹ thuật; tăng cường quản lý chất lượng về giống; hoàn thiện quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản, quản lý chất lượng giống.
b) Ngân sách nhà nước hỗ trợ
- Xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng sản xuất giống tập trung áp dụng công nghệ cao phát triển giống, mức tối đa không quá 50%;
- Sản xuất giống gốc hỗ trợ 1 lần không quá 50% chi phí sản xuất giống gốc, đầu dòng, siêu nguyên chủng, giống cụ kỵ, giống ông bà, giống bố mẹ đối với giống lai và không quá 30% chi phí sản xuất giống lai đối với một số loại giống cần khuyến khích.
3. Về tín dụng
a) Các tổ chức, cá nhân đầu tư sản xuất giống gốc, giống siêu nguyên chủng, giống nguyên chủng, giống bố mẹ (đối với các giống lai), cây đầu dòng, giống cụ kỵ, giống ông bà, đàn hạt nhân, đàn nhân giống, vườn giống cây lâm nghiệp, rừng giống, giống mới sử dụng công nghệ cao được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước theo quy định hiện hành;
b) Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia và Quỹ phát triển khoa học và công nghệ địa phương dành kinh phí cho các dự án thử nghiệm về sản xuất, chế biến giống. Ưu tiên cho áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ về giống thuộc các thành phần kinh tế.
4. Các Ngân hàng thương mại quốc doanh tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân vay vốn đầu tư sản xuất, chế biến giống.
5. Về đất đai và thủy lợi phí
Các tổ chức, cá nhân sử dụng đất để nghiên cứu, thí nghiệm và sản xuất giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi, giống thủy sản được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất với ưu đãi cao nhất về tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất; miễn nộp thủy lợi phí.
VII. CƠ CHẾ ĐẦU TƯ HỖ TRỢ VÀ THU HỒI VỐN
1. Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu, chọn tạo, nhập khẩu và nhân giống.
2. Thực hiện tổ chức đấu thầu công khai các đề tài nghiên cứu, chọn tạo giống; trường hợp các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu nghiên cứu chọn tạo giống theo đề tài độc lập, lập đề cương nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt được vay vốn từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia; được hỗ trợ khảo kiểm nghiệm; khi bán bản quyền hoặc sản phẩm giống sẽ hoàn lại phần vốn đã vay.
3. Thu hồi vốn ngân sách nhà nước đầu tư:
a) Đối với các đơn vị sự nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước (trung ương, địa phương) sau khi dự án hoàn thành giá trị vốn đầu tư được ghi tăng vào giá trị tài sản nhà nước giao cho đơn vị quản lý sử dụng.
b) Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể việc thu hồi vốn từ nguồn vốn ngân sách đầu tư dự án do doanh nghiệp tư nhân, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm chủ đầu tư.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển giống trên phạm vi cả nước; trực tiếp triển khai thực hiện các dự án do các đơn vị thuộc Bộ làm chủ đầu tư; tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư thực hiện đề án của các Bộ, ngành, địa phương báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để cân đối ngân sách; hướng dẫn các Bộ, ngành và các địa phương triển khai thực hiện; định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện Đề án giống.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công Thương chịu trách nhiệm chỉ đạo, phê duyệt các dự án giống, các đề tài nghiên cứu khoa học về giống do các đơn vị thuộc Bộ làm chủ đầu tư, thực hiện chế độ báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp chung.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính theo quyền hạn, chức năng nhiệm vụ của Bộ hướng dẫn nội dung có liên quan của Quyết định này; cân đối kinh phí cho các dự án giống đã được phê duyệt thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành; bổ sung có mục tiêu theo quy định của Luật ngân sách cho các địa phương thực hiện các chương trình phát triển giống.
4. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo các chương trình phát triển giống trên phạm vi địa phương; phê duyệt và phân bổ vốn cho dự án giống của địa phương.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.




Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Sinh Hùng  


Read more...
 
Cả nhà thương nhau © 2011 DheTemplate.com & Main Blogger. Supported by Makeityourring Diamond Engagement Rings

You can add link or short description here