Những câu chuyện thừa kế lạ lùng

0 nhận xét
Những câu chuyện thừa kế lạ lùng
Người nghèo khó, vô gia cư bỗng nhiên nhận được hàng triệu đô la từ những triệu phú qua đời. Đây không phải là câu chuyện cổ tích mà có thật, xảy ra trên khắp thế giới.
1. Phân phát tiền cho 70 người ngẫu nhiên

Sau khi qua đời, tỷ phú Luis Carlos khiến cho 70 người xa lạ ở Lisbon, Bồ Đào Nha sửng sốt khi họ được thông báo nhận món tiền thừa kế của ông. Những người này được chọn ngẫu nhiên trong danh bạ, trước 2 nhân chứng tại một văn phòng đăng ký. Câu chuyện này diễn ra vào 13 năm trước.

2. Hai anh em vô gia cư nhận được hơn 100 triệu euros

Zsolt và Geza Peladi quá nghèo nên họ phải sống trong một cái hang ở ngoại ô thủ đô Budapest, Hungary và bán kim loại vụn nhặt được trên đường phố để kiếm từng đồng xu. Nhưng giờ đây, họ cùng em gái được sống trong một dinh thự đồ sộ của bà ngoại để lại tại Mỹ. Geza, 43 tuổi, kể: "Chúng tôi biết mẹ mình sinh ra trong một gia đình giàu có nhưng bà là một người khắt khe và rất chặt chẽ với con cái. Sau đó, bà bỏ rơi chúng tôi và anh em tôi mất liên lạc với cha mẹ cho đến khi bà mất".
Một ngày, họ được thông báo thừa hưởng tài sản kếch xù sau khi một luật sư đại diện tài sản của bà ngoại liên lạc với những nhân viên ở hội từ thiện vô gia cư Hungary. Bà cụ cũng mới qua đời ở Đức.
3. Một sinh viên thừa kế hàng tỷ euro từ người bác

Sergey Sudev được nhận 950 triệu euro từ một người bác mà cậu đã không gặp trong cả thập kỷ. Nhưng trong cuộc gặp 10 năm trước, cậu tạo ấn tượng quá tốt, nên ông bác đang sống ở Đức đã viết di chúc trao quyền thừa kế cho Sudev.
Theo Oddee, chàng thanh niên này không hề biết gì và rất sốc khi được thông báo. Cậu thốt lên: "Đây là trò đùa phải không?" Với quyền thừa kế này, cậu đã trở thành một trong những người giàu nhất ở quốc gia Moldova, nơi lương tháng trung bình của người dân là 270 euro.
4. Người phụ nữ giàu nhất châu Á để lại hàng tỷ USD cho thày phong thủy

Nina Wang, qua đời vì bệnh ung thư năm 2007 khi 69 tuổi, ký vào tờ di chúc trao tài sản cho một bậc thầy phong thủy, Tony Chan, theo lời hứa ông giúp bà có cuộc sống vĩnh hằng. Nữ tỷ phú không có con đã thay đổi bản di chúc vào năm 2006, tước bỏ quyền thừa kế cho gia đình và quỹ từ thiện. Một câu hỏi đặt ra là tại sao Chan đề nghị Wang điền tên ông vào di chúc của bà nếu ông không đảm bảo được bà có cuộc sống vĩnh cửu hoặc ít nhất trong một thời gian lâu hơn.
5. Nữ hầu bàn được thừa kế tài sản của khách hàng

Năm 1992, Cara Wood, 17 tuổi và làm việc trong nhà hàng Drin's tại thị trấn Chagrin Falls, Mỹ. Cô là một nhân viên tốt bụng, xinh đẹp và thân thiện. Một khách hàng già cả tên là Bill Cruxton rất thích cô gái này. Người đàn ông góa vợ không con đến nhà hàng mỗi ngày để ăn và họ trở thành bạn thân thiết. Cô giúp ông những việc vặt trong gia đình. Wood trở nên quan trọng với Cruxton đến nỗi ông đã viết lại di chúc, để lại toàn bộ tài sản cho cô. Ông mất vì bệnh đau tim vào tháng 11/1992, thọ 82 tuổi, trao lại cho nữ hầu bạn một triệu USD.
1. Để lại 12 triệu USD cho con chó

Chủ khách sạn ở New York, nữ tỷ phú Leona Helmsley, viết di chúc trao cho cún cưng 12 triệu USD. Chú chó Trouble nhận được phần nhiều nhất trong khi các thành viên trong gia đình bà nhận phần ít ỏi. Số tiền dành cho chú cún này giờ được ủy nhiệm cho em trai bà, Alvin Rosenthal. Ông cũng được nhận 10 triệu USD.
2. Tặng hết tài sản cho phụ nữ sinh nhiều con nhất

Millar là một luật sư và thương gia giàu có, nhưng còn nổi tiếng hơn với tính hài hước và những trò đùa đặc biệt. Trò đùa cuối cùng và lớn nhất trong đời ông là bản di chúc bất bình thường.
Trong 9 điều khoản của di chúc, ông trao tiền thừa kế cho bà mẹ nào sinh được nhiều con nhất trong 10 năm kể từ sau khi ông mất. Kết quả là diễn ra cuộc thi Great Stork Derby từ năm 1926 tới 1936 dành cho những phụ nữ đẻ nhiều nhất ở Toronto, Canada. Cuối cùng, bốn bà mẹ giành chiến thắng với thành tích đẻ tới 9 con. Mỗi người được nhận 125.000 USD.
3. Người vô gia cư chạy biến khi cảnh sát mang tiền thừa kế tới

Khi nhìn thấy cảnh sát đến gần, ông Tomas Martinez, 67 tuổi, sống lang thang trên đường Santa Cruz ở Bolivia vội chạy trốn biệt tăm. Ông lão khốn khổ không ngờ nhân viên cảnh sát này đến báo tin ông được thừa kế 6 triệu USD. Tomas nghĩ rằng cảnh sát muốn bắt ông vì thói quen uống rượu và hút hít.
Theo Oddee, người đàn ông may mắn này đã biến mất và cảnh sát vẫn chưa tìm được. Số tiền kếch xù ông được thừa hưởng là từ người vợ cũ, bà Ines Gajardo Olivares. Dù ông đã bỏ bà ra đi vài năm trước, bà vẫn không một lời khiển trách và còn cho ông một khoản hậu hĩnh.
4. Người con rơi đấu tranh 9 năm để nhận quyền thừa kế

Bà Eva Paole, ở Argentina, từng làm nghề phục vụ cho các gia đình, đã mất gần thập kỷ tìm kiếm sự thực về người cha giàu có và đấu tranh giành quyền thừa kế 40 triệu USD. 9 năm trước, Eva nghe được thông tin rằng bà có thể là con gái của nam tước Rufino Otero, mất năm 1983 và không có con. Mẹ bà đã mang theo xuống mồ bí mật về cha đẻ của Eva.
Eva nói rằng, tiền không là gì cả mà điều quan trọng là cuối cùng bà tìm ra sự thực. Cuộc thử nghiệm DNA chứng minh bà là con gái của địa chủ giàu có. Nhưng 6 tuần sau khi Eva khởi kiện, thi thể trong mộ của ông Otero bị đánh cắp. Vì vậy, để chứng thực mối quan hệ của Eva với Otero, các nhà chức trách phải sử dụng những vật còn lại của mẹ nam tước, bà Jusstina Porras.
5. Teen thừa kế một hòn đảo chôn kho báu

Josh không gần gũi với ông ngoại và sự thực, cậu gặp ông chỉ vài lần trong 17 năm. Bảo thủ và và gia trưởng, ông Samuel rất thất vọng vì con gái Susan kết hôn với người ngoại giáo. Nhưng không vì thế mà ông ghét bỏ đứa cháu duy nhất.
Dù hai ông cháu không gặp nhau trong nhiều năm trước khi Samuel mất vào năm 2007, Jossh vẫn được ghi tên trong di chúc thừa kế. Đó là một hòn đảo nhỏ rộng 0,15 km2 và trang trại hơn 0,3 km2. Nhưng điều không ngờ trong bản di chúc là một danh sách chi tiết những trang sức cổ và đá quý được đựng trong một cái phích nước chôn trên đảo. Không có chi tiết nào nói về nơi cất giữ. Nhưng Susan vẫn nhớ dấu chỉ dẫn mà cha cô thường làm về hòn đảo kho báu khi cô còn bé. Bởi vậy giờ đây, trong khi tìm kiếm phích cổ quý giá, Josh và mẹ tự tin rằng, họ sẽ sớm tìm được kho báu tại một nơi nào đó trên hòn đảo này.
Read more...

Nhạc Xuân (tt1)

0 nhận xét
Read more...

Nhạc Xuân rất hay

0 nhận xét
Read more...

Nông dân được mùa, nỗi lo bán lúa

0 nhận xét
Read more...

Nông dân được mùa, nỗi lo bán lúa

0 nhận xét
Read more...

Nhạc Xuân (tt)

0 nhận xét
Read more...

Tây du ký

0 nhận xét

Read more...

Tây du ký

0 nhận xét

Read more...

Tổng hợp hài Hoài Linh (tt1)

0 nhận xét
Read more...

Tổng hợp hài Hoài Linh (tt1)

0 nhận xét
Read more...

Tổng hợp hài Hoài Linh

0 nhận xét
Read more...

Tổng hợp hài Hoài Linh

0 nhận xét
Read more...

TIN CUỐI CÙNG VỀ ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI 01

0 nhận xét
Chiều hôm nay (20/01), sau khi đi vào địa phận các tỉnh Bình Thuận – Sóc Trăng, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp.
    Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới vùng ven biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Sóc Trăng đã có gió mạnh cấp 5, giật cấp 6, cấp 7. Ở các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên đã có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to. Tổng lượng mưa tính đến 13 giờ chiều nay phổ biến ở mức 20 - 50 mm, riêng các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ là 50 – 100mm. Một số nơi lớn hơn như: TP. Phan Thiết: 127mm; đảo Phú Quý: 148mm; An Khê: 82mm; MĐrắk: 97mm; Sóc Trăng: 69mm…..
Hồi 16 giờ ngày 20/01, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 10,9 độ Vĩ Bắc; 106,2 độ Kinh Đông, trên biên giới Việt Nam – Căm Pu Chia. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp đã giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km một giờ).
Dự báo trong 12 giờ tới, vùng áp thấp này tiếp tục đi sâu vào đất liền, suy yếu và tan dần.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp ở các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ đêm nay còn có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to.
Ngoài ra, bộ phận không khí lạnh đã báo vẫn đang tiếp tục di chuyển xuống phía nam. Dự báo đêm 21 ngày 22/01, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến thời tiết các tỉnh miền Bắc nước ta. Do ảnh hưởng của không khí lạnh ở các tỉnh Bắc Bộ và bắc Trung Bộ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to. Từ đêm 21/01, gió chuyển hướng đông bắc trong đất liền cấp 3, vùng ven biển cấp 4 - 5; ở vịnh Bắc Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 6, cấp 7, giật trên cấp 7, biển động mạnh; các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, vùng núi có rét hại.
Đây là tin cuối vùng về áp thấp nhiệt đới này.
Cần chú ý theo dõi ảnh hưởng của không khí lạnh và mưa đối với các tỉnh miền Bắc trong các bản tin gió mùa Đông bắc được phát vào lúc 21h30.
Tin phát lúc: 17h30

Chùm ảnh đường đi và vị trí cơn bão
Read more...

TIN CUỐI CÙNG VỀ ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI 01

0 nhận xét
-2010
Chiều hôm nay (20/01), sau khi đi vào địa phận các tỉnh Bình Thuận – Sóc Trăng, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu thành một vùng áp thấp.
    Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới vùng ven biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Sóc Trăng đã có gió mạnh cấp 5, giật cấp 6, cấp 7. Ở các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên đã có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to. Tổng lượng mưa tính đến 13 giờ chiều nay phổ biến ở mức 20 - 50 mm, riêng các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ là 50 – 100mm. Một số nơi lớn hơn như: TP. Phan Thiết: 127mm; đảo Phú Quý: 148mm; An Khê: 82mm; MĐrắk: 97mm; Sóc Trăng: 69mm…..
Hồi 16 giờ ngày 20/01, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở vào khoảng 10,9 độ Vĩ Bắc; 106,2 độ Kinh Đông, trên biên giới Việt Nam – Căm Pu Chia. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp đã giảm xuống dưới cấp 6 (tức là dưới 39 km một giờ).
Dự báo trong 12 giờ tới, vùng áp thấp này tiếp tục đi sâu vào đất liền, suy yếu và tan dần.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp ở các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ đêm nay còn có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to.
Ngoài ra, bộ phận không khí lạnh đã báo vẫn đang tiếp tục di chuyển xuống phía nam. Dự báo đêm 21 ngày 22/01, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến thời tiết các tỉnh miền Bắc nước ta. Do ảnh hưởng của không khí lạnh ở các tỉnh Bắc Bộ và bắc Trung Bộ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to. Từ đêm 21/01, gió chuyển hướng đông bắc trong đất liền cấp 3, vùng ven biển cấp 4 - 5; ở vịnh Bắc Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 6, cấp 7, giật trên cấp 7, biển động mạnh; các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, vùng núi có rét hại.
Đây là tin cuối vùng về áp thấp nhiệt đới này.
Cần chú ý theo dõi ảnh hưởng của không khí lạnh và mưa đối với các tỉnh miền Bắc trong các bản tin gió mùa Đông bắc được phát vào lúc 21h30.
Tin phát lúc: 17h30

Chùm ảnh đường đi và vị trí cơn bão
Read more...

TIN ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI GẦN BỜ, ATNĐ số 01

0 nhận xét
Trưa hôm nay (20/01), vùng trung tâm áp thấp nhiệt đới đã đi vào địa phận các tỉnh Bình Thuận – Sóc Trăng.
          Hồi 13 giờ ngày 20/01, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,6 độ Vĩ Bắc; 106,4 độ Kinh Đông, trên địa phận các tỉnh TP. Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 7.
Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 – 20 km, đi sâu vào đất liền, suy yếu thành một vùng áp thấp và tan dần.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, vùng biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau chiều hôm nay còn có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7. Biển động. Khu vực Nam Bộ còn có gió mạnh cấp 5, có nơi cấp 6, giật trên cấp 6. Ở Tây Nguyên và Nam Bộ đêm nay và sáng mai có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to; Các tỉnh ven biển Trung và Nam Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Ngoài ra, bộ phận không khí lạnh đã báo vẫn đang tiếp tục di chuyển xuống phía nam. Dự báo đêm 21 ngày 22/01, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến thời tiết các tỉnh miền Bắc nước ta. Do ảnh hưởng của không khí lạnh ở các tỉnh Bắc Bộ và bắc Trung Bộ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to. Từ đêm 21/01, gió chuyển hướng đông bắc trong đất liền cấp 3, vùng ven biển cấp 4 - 5; ở vịnh Bắc Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 6, cấp 7, giật trên cấp 7, biển động mạnh; các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, vùng núi có rét hại.
Bản tin tiếp theo được phát vào lúc 17h30 ngày 20/01.
Tin phát lúc: 14h30

Chùm ảnh đường đi và vị trí cơn bão

Ảnh mây vệ tinh
Read more...

TIN ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI GẦN BỜ, ATNĐ số 01

0 nhận xét
Trưa hôm nay (20/01), vùng trung tâm áp thấp nhiệt đới đã đi vào địa phận các tỉnh Bình Thuận – Sóc Trăng.
          Hồi 13 giờ ngày 20/01, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,6 độ Vĩ Bắc; 106,4 độ Kinh Đông, trên địa phận các tỉnh TP. Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (tức là từ 39 đến 49 km một giờ), giật cấp 7.
Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 – 20 km, đi sâu vào đất liền, suy yếu thành một vùng áp thấp và tan dần.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, vùng biển các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau chiều hôm nay còn có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7. Biển động. Khu vực Nam Bộ còn có gió mạnh cấp 5, có nơi cấp 6, giật trên cấp 6. Ở Tây Nguyên và Nam Bộ đêm nay và sáng mai có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to; Các tỉnh ven biển Trung và Nam Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.
Ngoài ra, bộ phận không khí lạnh đã báo vẫn đang tiếp tục di chuyển xuống phía nam. Dự báo đêm 21 ngày 22/01, bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến thời tiết các tỉnh miền Bắc nước ta. Do ảnh hưởng của không khí lạnh ở các tỉnh Bắc Bộ và bắc Trung Bộ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to. Từ đêm 21/01, gió chuyển hướng đông bắc trong đất liền cấp 3, vùng ven biển cấp 4 - 5; ở vịnh Bắc Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 6, cấp 7, giật trên cấp 7, biển động mạnh; các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét đậm, vùng núi có rét hại.
Bản tin tiếp theo được phát vào lúc 17h30 ngày 20/01.
Tin phát lúc: 14h30

Chùm ảnh đường đi và vị trí cơn bão

Ảnh mây vệ tinh
Read more...

NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO

0 nhận xét

CHÍNH PHỦ
----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 04/2010/NĐ-CP
(đính kèm ND4CP.PDF
Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2010

NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Đê điều ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 20 tháng 3 năm 1993 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 24 tháng 8 năm 2000;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 7 năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

NGHỊ ĐỊNH:
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão bao gồm: phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả lụt, bão.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước về phòng, chống lụt, bão do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý nhưng không phải là tội phạm và theo quy định của Nghị định này thì bị xử lý vi phạm hành chính.

2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đều bị xử phạt theo quy định của Nghị định này hoặc các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với quy định của Nghị định này thì áp dụng theo quy định của Điều ước quốc tế đó.
2. Trường hợp người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão thì bị xử lý theo quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
Điều 3. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
1. Mọi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão phải được phát hiện, đình chỉ kịp thời và xử phạt nghiêm minh.
2. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão phải do người có thẩm quyền quyết định theo đúng trình tự, thủ tục quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Mức xử phạt các hành vi vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
4. Một hành vi vi phạm chỉ xử lý một lần, nếu tiếp tục vi phạm thì bị xử lý tăng nặng. Cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm thì bị xử lý theo từng hành vi vi phạm. Nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm thì mỗi cá nhân, tổ chức vi phạm đều bị xử lý.
5. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp.
6. Không xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính của cá nhân trong khi mắc bệnh tâm thần; các bệnh khác đã làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng tự điều khiển hành vi.
7. Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định hình thức xử phạt, nếu hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử phạt vi phạm hành chính.
8. Đối với trường hợp đã ra quyết định xử phạt hành chính, nếu sau đó phát hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Thời hiệu xử phạt
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm kể từ ngày hành vi vi phạm hành chính được thực hiện, nếu quá thời hạn trên thì không xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định này.
Điều 5. Các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt hành chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
Mức phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão tối đa là 40.000.000 đồng.
2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão ngoài việc bị phạt cảnh cáo hoặc phạt bằng tiền thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị áp dụng một hoặc hai hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề được cấp liên quan đến hành vi vi phạm;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính.
3. Ngoài các hình thức xử phạt được quy định tại khoản 1 và 2 Điều này tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão còn bị áp dụng một hoặc hai biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc tháo dỡ một phần hoặc toàn bộ công trình xây dựng trái phép;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
Nếu không tự nguyện thực hiện khắc phục hậu quả quy định trên thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế và phải chịu mọi chi phí cho việc cưỡng chế đó. Việc cưỡng chế được thi hành theo quy định tại Điều 18 và Điều 66 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
4. Người nước ngoài vi phạm hành chính còn có thể bị xử phạt trục xuất. Trục xuất được áp dụng là hình thức phạt chính hoặc xử phạt bổ sung tùy từng trường hợp.
Chương 2.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC VÀ MỨC XỬ PHẠT
MỤC 1. VI PHẠM TRONG PHÒNG NGỪA LỤT, BÃO
Điều 6. Vi phạm gây hư hại đến công trình phòng chống lụt, bão
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Neo đậu không phép hoặc sai phép tàu, thuyền, bè mảng, các phương tiện khác vào công trình phòng, chống lụt, bão;
b) Tổ chức, cá nhân phát hiện công trình phòng, chống lụt, bão bị hư hỏng, sự cố mà không thông báo cho cơ quan có trách nhiệm để có biện pháp xử lý kịp thời.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Khoan thăm dò, khảo sát, khai thác đất đá, cát, sỏi, khóang sản, nước ngầm không phép hoặc sai phép trong phạm vi bảo vệ công trình phòng, chống lụt, bão;
b) Sử dụng sai mục đích của công trình phòng, chống lụt, bão.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phá hoại hoặc khai thác không đúng quy định cây chắn sóng; chiếm dụng hoặc làm hư hỏng thất thóat vật tư, thiết bị, cấu kiện của công trình phòng, chống lụt, bão nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Nổ, phá trong phạm vi bảo vệ công trình phòng, chống lụt, bão.
4. Hình thức phạt bổ sung và khắc phục hậu quả đối với Điều này là:
a) Hành vi vi phạm tại điểm a khoản 1 của Điều này ngoài hình thức phạt tiền còn có thể bị xử phạt bổ sung; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thời hạn 03 tháng hoặc tịch thu tang vật phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;
b) Hành vi vi phạm tại các điểm a khoản 2 và điểm a, b khoản 3 của Điều này ngoài hình thức phạt tiền còn có thể bị xử phạt khắc phục hậu quả: buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
Điều 7. Vi phạm trong xây dựng gây ảnh hưởng đến công trình phòng, chống lụt, bão
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng sai quy định trong giấy phép hoặc văn bản chấp thuận của cấp có thẩm quyền khi thực hiện các hoạt động liên quan đến công trình phòng, chống lụt, bão.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng công trình khác làm hư hỏng một phần hoặc toàn bộ công trình phòng, chống lụt, bão.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng không phép hoặc sai phép các kho chứa lương thực, chất độc hại, chất nổ, nhiên liệu, vật tư và tài sản quan trọng khác trong vùng phân lũ, vùng thường bị ngập lụt.
4. Hình thức phạt bổ sung và khắc phục hậu quả:
Hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3 của Điều này ngoài hình thức phạt tiền còn có thể bị xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thời hạn 06 tháng; buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
Điều 8. Vi phạm trong quản lý phòng ngừa lụt, bão
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tung tin thất thiệt liên quan đến lụt bão gây hoang mang trong cộng đồng.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng sai mục đích ngân sách đầu tư cho công tác phòng, chống lụt, bão.
MỤC 2. VI PHẠM TRONG ỨNG PHÓ LỤT, BÃO
Điều 9. Vi phạm trong triển khai ứng phó lụt, bão
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thực hiện các biện pháp: gia cố công trình phòng, chống lụt, bão, chằng chống nhà cửa, sơ tán đảm bảo an toàn.  
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi neo đậu tàu, thuyền tránh, trú bão không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc di chuyển để phòng tránh bão, áp thấp nhiệt đới của tàu thuyền đang hoạt động trên sông, trên biển hoặc hồ chứa nước.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc cấm tàu thuyền ra khơi trong trường hợp có bão hoặc áp thấp nhiệt đới khẩn cấp.
5. Hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều này ngoài hình thức phạt tiền, người vi phạm còn bị cưỡng chế thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và xem xét xử phạt bổ sung: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề liên quan đến sử dụng, điều khiển tàu, thuyền, phương tiện thời hạn 2 đến 5 tháng.
6. Đối với tầu thuyền đánh bắt hải sản trên biển ngoài các xử phạt các hành vi vi phạm tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này, còn thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.
Điều 10. Vi phạm trong vận hành hồ chứa thủy lợi, thủy điện
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
1. Chủ các công trình hồ chứa thủy lợi, thủy điện không có quy trình vận hành được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Vận hành hồ chứa thủy lợi, thủy điện trái quy trình vận hành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc không thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
3. Các hành vi vi phạm tại khoản 1 và 2 Điều này ngoài hình thức phạt tiền, người vi phạm còn phải chịu hình thức buộc khôi phục lại một phần hoặc toàn bộ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra.
Điều 11. Vi phạm quy định về cứu nạn, cứu hộ trong phòng, chống lụt, bão
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thông tin, tắt máy thông tin hoặc hoạt động không đúng vùng biển đăng ký của tàu thuyền trên biển.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi phát hiện hoặc nhận được thông tin về người, phương tiện bị nạn trên biển, sông, hồ mà không chủ động cứu giúp hoặc không thông tin kịp thời để lực lượng khác đến ứng cứu.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo, báo cáo sai về vị trí, số lượng người trên tàu; tình trạng tai nạn của tàu thuyền đang hoạt động trên biển, gây phí tổn cho tổ chức tìm kiếm cứu nạn.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh huy động thực hiện nhiệm vụ cứu nạn của người có thẩm quyền mà không có lý do chính đáng.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi phát tín hiệu cấp cứu – khẩn cấp của tàu thuyền trên biển nhưng không hợp tác với lực lượng cứu hộ do cơ quan chủ trì về cứu hộ cứu nạn cử đến. Ngoài việc bị phạt tiền, người đề nghị cứu hộ còn bị xem xét bồi hoàn chi phí cho việc điều động cứu hộ.
MỤC 3. VI PHẠM TRONG KHẮC PHỤC HẬU QUẢ LỤT, BÃO
Điều 12. Vi phạm trong khắc phục hậu quả
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi phân phối hàng cứu trợ chậm trễ hoặc không đúng đối tượng.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi chiếm đoạt, sử dụng sai mục đích tiền, hàng hóa, nhu yếu phẩm cứu trợ nhân dân vùng bị ảnh hưởng của lũ, bão. Người vi phạm còn buộc phải hoàn trả số tiền, giá trị hàng hóa đã chiếm dụng.
Chương 3.
THẨM QUYỀN XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC PHÒNG CHỐNG LỤT, BÃO 
Điều 13. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có quyền:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
c) Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) có quyền:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có liên quan đến các hành vi vi phạm;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) có quyền:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 40.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có liên quan đến các hành vi vi phạm; thu hồi giấy phép cấp sai thẩm quyền hoặc không đúng quy định;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.
Điều 14. Thẩm quyền của Công an nhân dân
1. Trưởng công an cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 2.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng;
c) Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.
2. Trưởng công an cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có liên quan đến các hành vi vi phạm;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.
3. Giám đốc công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có liên quan đến các hành vi vi phạm; thu hồi giấy phép cấp sai thẩm quyền hoặc không đúng quy định;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.
4. Bộ trưởng Bộ Công an:
a) Chỉ đạo các đơn vị liên quan kiểm tra, ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật về phòng, chống lụt, bão;
b) Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống lụt, bão.
Điều 15. Thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành
1. Thanh tra viên chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm có giá trị đến 2.000.000 đồng;
2. Chánh thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền: 
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có liên quan đến các hành vi vi phạm;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.
3. Chánh thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 40.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có liên quan đến các hành vi vi phạm; thu hồi giấy phép cấp sai thẩm quyền hoặc không đúng quy định;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.
Điều 16. Thẩm quyền của Bộ đội biên phòng
1. Trạm trưởng Trạm kiểm soát biên phòng có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm;
c) Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.
3. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 40.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
c) Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.
Điều 17. Thẩm quyền của Cảnh sát biển
1. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
2. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
3. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 10.000.000 đồng.
4. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 20.000.000 đồng;
b) Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.
5. Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 30.000.000 đồng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm;
c) Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.
6. Cục trưởng Cục Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 40.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có liên quan đến các hành vi vi phạm;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Buộc khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.
Chương 4.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 18. Thủ tục xử phạt hành chính
1. Thủ tục, trình tự xử phạt vi phạm hành chính về phòng, chống lụt, bão thực hiện theo quy định tại Điều 53, 54, 55, 56, 57 và 58 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
2. Các hành vi vi phạm hành chính bị xử phạt đều phải lập thành hồ sơ và ghi rõ cho tổ chức, cá nhân vi phạm biết điều, khoản, tên văn bản pháp luật mà họ vi phạm đồng thời phải lưu giữ đầy đủ tại cơ quan có thẩm quyền phạt theo thời hạn quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.
3. Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền được nhận biên lai thu tiền phạt, nếu không có biên lai thu tiền phạt thì người bị phạt có quyền không nộp phạt.
4. Việc tịch thu và xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 60 và Điều 61 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008.
5. Chế độ quản lý, sử dụng tiền phạt vi phạm hành chính thực hiện theo quy định của Nhà nước.
Điều 19. Thủ tục tước quyền sử dụng, thu hồi giấy phép
Thủ tục tước quyền sử dụng, thu hồi giấy phép thực hiện theo quy định tại Điều 59 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và phải thông báo ngay đến cơ quan cấp phép biết.
Điều 20. Chấp hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão theo quy định của Nghị định này phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt của người có thẩm quyền trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được giao quyết định xử phạt, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt mà không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại Điều 66 và Điều 66a của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 và các quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của pháp luật.
3. Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính tổ chức, cơ quan và người có thẩm quyền phải tuân thủ trình tự, thủ tục cưỡng chế theo quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008 và các quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của pháp luật.
Chương 5.
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 21. Khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại tố cáo đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính
1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão hoặc người đại diện hợp pháp của họ có quyền khiếu nại, khởi kiện về việc xử phạt đối với họ theo quy định của pháp luật.
2. Mọi công dân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão của cá nhân, tổ chức và tố cáo hành vi vi phạm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về phòng, chống lụt, bão.
3. Thẩm quyền, thủ tục, trình tự, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành chính thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và các quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 22. Xử lý đối với người có thẩm quyền xử phạt và người bị xử phạt vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão có hành vi sách nhiễu, dung túng hoặc bao che cho người có hành vi vi phạm; không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng thẩm quyền theo quy định; chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền bạc, tang vật, phương tiện có liên quan đến vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Người bị xử phạt vi phạm hành chính có hành vi chống lại người thi hành công vụ, trì hoãn, trốn tránh việc chấp hành quyết định xử phạt hoặc có những hành vi vi phạm khác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định này, các quy định khác của pháp luật có liên quan hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
3. Đối với hành vi vi phạm chế độ công vụ của cán bộ, công chức trong khi thi hành nhiệm vụ được giao trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
Chương 6.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 23. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 3 năm 2010.
Điều 24. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo hướng dẫn và kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG 




Nguyễn Tấn Dũng

   
PHỤ LỤC
MỘT SỐ MẪU BIÊN BẢN VÀ QUYẾT ĐỊNH SỬ DỤNG TRONG LĨNH VỰC PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO
(Ban hành kèm theo Nghị định số 04/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ)
1. Mẫu biên bản số 01: Biên bản vi phạm hành chính về phòng, chống lụt, bão.
2. Mẫu biên bản số 02: Biên bản tịch thu (tạm giữ) tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về phòng, chống lụt, bão.
3. Mẫu quyết định số 03: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về phòng, chống lụt, bão.
4. Mẫu quyết định số 04: Quyết định tịch thu (tạm giữ) tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Mẫu biên bản số 01
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số:      /BB-VPHC
Hà Nội, ngày   tháng   năm      


BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH
VỀ PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO



Hôm nay, hồi ….. giờ ….ngày ….tháng …. năm 200…, tại .......................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Chúng tôi gồm:
* Cơ quan lập biên bản:
- Ông (bà): ........................................                  Chức vụ:.................................................... ; 
- Ông (bà): ........................................                  Chức vụ:.................................................... ;
- Ông (bà): ........................................                  Chức vụ:.................................................... ;
* Đại diện Chính quyền: ......................................................................................................
- Ông (bà): ........................................                  Chức vụ:.................................................... ; 
- Ông (bà): ........................................                  Chức vụ:.................................................... ;
* Đại diện cơ quan liên quan:..............................................................................................
- Ông (bà): ........................................                  Chức vụ:.................................................... ; 
- Ông (bà): ........................................                  Chức vụ:.................................................... ;
Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính về phòng, chống lụt, bão đối với:
* Ông (bà)/tổ chức:...............................................................................................................
............................................................................................................................................
Địa chỉ: ................................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ..............................................................................................
Quyết định thành lập hoặc ĐKKD:...........................................................................................
Cấp ngày: ............................................................................................................................
Đã có hành vi vi phạm hành chính như sau:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Các hành vi trên đã vi phạm vào Điều ………., khoản ……., điểm …….. của Nghị định ................
............................................................................................................................................
Ý kiến trình bày của người vi phạm hành chính/đại diện tổ chức vi phạm hành chính:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Biên bản được lập thành 04 bản có nội dung và giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản. Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản là đúng và ký tên dưới đây.


Đại diện tổ chức/cá nhân vi phạm


Cơ quan lập biên bản
Đại diện cơ quan liên quan ……
Đại diện chính quyền ………..


Người lập biên bản


Mẫu biên bản số 02
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN 
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số:      /BB-TG-TVPT
Hà Nội, ngày   tháng   năm      


BIÊN BẢN TỊCH THU (TẠM GIỮ) TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN
VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ PHÒNG, CHỐNG LỤT, BÃO

Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua năm 1993 và được sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 24 tháng 8 năm 2000;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính số 04/2008/UBTVQH12 ngày 02/4/2008;
Căn cứ Điều ………Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về phòng, chống lụt, bão số ……/2009/NĐ-CP ngày …. tháng …. năm 2009;
Căn cứ Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính số ….ngày …./....../…....  do …………chức vụ           ký;
Để có cơ sở xác minh thêm vụ việc vi phạm hành chính hoặc ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính,
Hôm nay, hồi ….. giờ ….ngày ….tháng …. năm 200…, tại .......................................................
............................................................................................................................................
Chúng tôi gồm:
* Cơ quan lập biên bản:
- Ông (bà): ........................................                  Chức vụ:.................................................... ; 
- Ông (bà): ........................................                  Chức vụ:.................................................... ;
- Ông (bà): ........................................                  Chức vụ:.................................................... ;
* Đại diện Chính quyền: ......................................................................................................
- Ông (bà): ........................................                  Chức vụ:.................................................... ; 
- Ông (bà): ........................................                  Chức vụ:.................................................... ;
* Đại diện cơ quan liên quan:..............................................................................................
- Ông (bà): ........................................                  Chức vụ:.................................................... ; 
- Ông (bà): ........................................                  Chức vụ:.................................................... ;
* Người vi phạm hành chính là:
- Ông (bà)/tổ chức:................................................................................................................
............................................................................................................................................
Địa chỉ: ................................................................................................................................
Giấy chứng minh nhân dân số: ..............................................................................................
Quyết định thành lập hoặc ĐKKD:...........................................................................................
Cấp ngày: ............................................................................................................................
Tiến hành lập biên bản tịch thu (tạm giữ) tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về phòng, chống lụt, bão gồm:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Ngoài những tang vật, phương tiện nêu trên, chúng tôi không tịch thu (tạm giữ) thêm thứ gì khác:  
Ý kiến bổ sung khác:
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Biên bản được lập thành 04 bản có nội dung và giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản. Sau khi đọc lại biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản là đúng và ký tên dưới đây.


Đại diện tổ chức/cá nhân vi phạm
Cơ quan lập biên bản


Đại diện cơ quan liên quan ……


Đại diện chính quyền ………..
Người lập biên bản


Mẫu Quyết định số 03
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH 
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số:      /QĐ-XPHC
Hà Nội, ngày   tháng   năm 200      


QUYẾT ĐỊNH
Xử phạt vi phạm hành chính về phòng, chống lụt, bão
Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua năm 1993 và được sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 24 tháng 8 năm 2000;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính số 04/2008/UBTVQH12 ngày 02/4/2008;
Căn cứ Điều ………Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về phòng, chống lụt, bão số ……/2009/NĐ-CP ngày …. tháng …. năm 2009;
Căn cứ Biên bản về vi phạm hành chính số ……../BB-VPHC ngày …../…../200…..;
Xét:...................................................................................................................................... ;
Tôi:............................................. ; Chức vụ:......................................................................... ;
Đơn vị công tác: .................................................................................................................. ;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Xử phạt vi phạm hành chính đối với:
Ông (bà)/tổ chức:..................................................................................................................
Địa chỉ: ................................................................................................................................
Giấy CMND số/ Quyết định thành lập hoặc ĐKKD:...................................................................
Cấp ngày: .......................................................... tại..............................................................
1. Hình thức xử phạt chính:
Phạt tiền: ...................................................... đồng.
(Viết bằng chữ: ................................................................................................................... ),
2. Hình thức phạt bổ sung (nếu có): ........................................................................................
............................................................................................................................................
3. Biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có):
............................................................................................................................................
Lý do: Đã có hành vi vi phạm hành chính
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Quy định tại điểm ……, khoản ….., Điều ….. của Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về phòng, chống lụt, bão số ……/2009/NĐ-CP ngày ….. tháng …. năm 2009.   
Điều 2. Ông (bà)/tổ chức ......................................................................................................
phải nghiêm chỉnh chấp hành Quyết định xử phạt trong thời hạn trong mười ngày, kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt, nếu cố tình không chấp hành thì sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật.
Số tiền phạt quy định tại Điều 1 phải nộp ngay cho người ra quyết định xử phạt hoặc nộp vào tài khoản ………………………….. tại kho bạc Nhà nước ...........................................................................................................
trong vòng 10 ngày kể từ ngày được giao Quyết định xử phạt;
Ông (bà)/tổ chức ..................................................................................................................
có quyền khiếu nại đối với Quyết định xử phạt vi phạm hành chính này theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Trong thời hạn ba ngày, Quyết định này được gửi cho:
1. Ông (bà)/tổ chức:......................................................................................... để chấp hành;
2. Kho bạc: .......................................................................................................... để thu tiền;
3. Cục Quản lý Đê điều của Phòng chống lụt bão./.




NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH


Mẫu Quyết định số 04
TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số:      /QĐ-TG-TVPT
Hà Nội, ngày   tháng   năm 200      


QUYẾT ĐỊNH
Tịch thu (tạm giữ) tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
Căn cứ Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua năm 1993 và được sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Phòng, chống lụt, bão ngày 24 tháng 8 năm 2000;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002; Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính số 04/2008/UBTVQH12 ngày 02/4/2008;
Căn cứ Điều ………Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về phòng, chống lụt, bão số ……/2009/NĐ-CP ngày …. tháng …. năm 2009;
Căn cứ Biên bản về vi phạm hành chính số …………./BB-VPHC ngày ….tháng …. năm 200…;
Xét:...................................................................................................................................... ;
Tôi:............................................. ; Chức vụ:......................................................................... ;
Đơn vị công tác: .................................................................................................................. ;
QUYẾT ĐỊNH:
Tịch thu (tạm giữ): Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính của:
Ông (bà)/tổ chức:..................................................................................................................
Địa chỉ: ................................................................................................................................
Giấy CMND số/ Quyết định thành lập hoặc ĐKKD:...................................................................
Cấp ngày: .......................................................... tại..............................................................
Thời hạn tạm giữ: .................................................................................................................
Lý do: Đã có hành vi vi phạm hành chính
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Quy định tại điểm ……, khoản ….., Điều ….. của Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về phòng, chống lụt, bão số ……/2009/NĐ-CP ngày ….. tháng …. năm 2009.   
Việc tịch thu (tạm giữ) tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được lập biên bản (kèm theo Quyết định này).
Quyết định này được gửi cho:
1. Ông (bà)/tổ chức:............................................................................................... chấp hành;
2......................................................................................................................................... ;
3. ........................................................................................................................................




NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH


Ý kiến của Thủ trưởng Người ra quyết định tạm giữ:
Read more...
 
Cả nhà thương nhau © 2011 DheTemplate.com & Main Blogger. Supported by Makeityourring Diamond Engagement Rings

You can add link or short description here