Lưu Linh là một trong bảy người thuộc nhóm Trúc Lâm Thất Hiền (bảy người hiền ở rừng trúc). Trúc Lâm Thất Hiền sống vào cuối đời Tam Quốc, đầu đời nhà Tấn (thế kỷ thứ 3). Bảy vị này thích gặp nhau trong rừng trúc và bàn luận về những lẽ huyền vi của Đạo . Khi bàn luận đến Chỗ Không Lời thì họ ngồi nhìn nhau mà cười . ;) Tiểu sử của vị tên là Lưu Linh trên trong sách Tấn Thư mục Lưu Linh truyện như sau (trích trong Lịch Sử Triết Học Phương Đông, tập 4, của Nguyễn Đăng Thục, trang 209):
Lưu Linh tự là Bá Luân, người nước Bái, thân dài sáu thước, hình dung xấu xí. Phóng tình tứ chí, thường lấy sự coi nhỏ vũ trụ, xem bằng muôn vật làm tâm, lạnh nhạt ít lời, không quen giao du, cùng với Nguyễn Tịch, Kê Khang tương ngộ, tinh thần hớn hở, giắt tay vào rừng. Lúc đầu không chút ý kiến gì về tài sản có không, thường cưỡi xe hươu, đeo một bầu rượu, bảo người vác mai theo sau, rằng: "Ta chết chôn cho ta". Đấy khinh bỏ thân thể đến thế.
Ông uống rượu rất nhiều, một hôm bảo vợ lấy rượu, vợ đổ rượu đi và đập vỡ vò, khóc mà can chồng: "Ông uống nhiều quá, không phải cái đạo nhiếp sinh (thu nhiếp tinh thần để nuôi sức khoẻ), phải bỏ bớt đi !" Lưu Linh nói: "Phải, ta không thể tự cấm được, phải cầu quỷ thần lên để thề nguyện mới được, vậy phải đủ rượu thịt làm lễ chứ!"
Vợ nghe lời, Linh bèn quì khấn rằng: "Trời sinh Lưu Linh, lấy rượu làm danh, mới uống một vò năm đấu giải tỉnh. Lời nói đàn bà, cẩn thận đừng nghe!" (Thiên sinh Lưu Linh, dĩ tửu vi danh, nhất ẩm nhất hộc, ngũ đấu giải tỉnh, phụ nhân chi ngôn, thận bất khả thính). Rồi lại đem rượu thịt, li bì lại tỉnh. Lưu Linh thường quá chén, phóng túng, thậm chí cởi quần áo ở trần truồng trong nhà. Người đời thấy mà chê cười. Linh nói: "Ta lấy Trời Đất làm nóc nhà, buồng nhà làm quần áo, các ông làm sao lại chui vào quần của ta ?"
Tuy Linh suốt ngày mê man phóng túng, nhưng mỗi lúc cơ ứng không sai, ít khi thác ý vào văn thơ, duy có bài tụng đức tính của rượu (Tửu Đức Tụng):
Tửu Đức Tụng
Có hạng người bậc lớn
Coi Trời Đất một sớm
Muôn kỳ một chớp mắt
Trăng sao như cửa sổ
Tám cõi làm đường đi
Đi không để dấu lại
Ở không có cửa nhà
Màn Trời chiếu Đất
Theo ý muốn tự do
Dừng chân cầm chén
Động thì xách cốc mang hồ
Lấy rượu làm nghĩa vụ
Chẳng biết gì thừa
Có một chàng quí phái công tử
Khăn áo ra bậc sĩ đồ
Nghe tiếng phong thanh của ta
Hỏi vặn tại sao
Bèn vén áo xắn tay
Trợn mắt nghiến răng
Trần bầy lễ phép
Phải trái nổi lên đanh thép
Tiên sinh lúc ấy sắp mang ang rượu tiếp theo chậu rượu
Ngậm chén súc miệng rượu nồng
Vểnh râu xoạc cẳng
Gối lên bã rượu, nằm vào cặn rượu
Không nghĩ không lo
Vui vẻ hớn hở
Chợt cái lại say
Bừng cái lại tỉnh
Lắng nghe không thấy tiếng sấm lôi đình
Nhìn kỹ không thấy hình núi Thái Sơn
Không cảm thấy nóng lạnh cắt thịt da
Không cảm thấy lợi muốn cảm tình
Cúi xem muôn vật, bời bời như bèo nổi trên sông bể chở đi
Hai ngài đứng bên hầu
Như con tò vò cùng với con sâu rau .
Lưu Linh tự là Bá Luân, người nước Bái, thân dài sáu thước, hình dung xấu xí. Phóng tình tứ chí, thường lấy sự coi nhỏ vũ trụ, xem bằng muôn vật làm tâm, lạnh nhạt ít lời, không quen giao du, cùng với Nguyễn Tịch, Kê Khang tương ngộ, tinh thần hớn hở, giắt tay vào rừng. Lúc đầu không chút ý kiến gì về tài sản có không, thường cưỡi xe hươu, đeo một bầu rượu, bảo người vác mai theo sau, rằng: "Ta chết chôn cho ta". Đấy khinh bỏ thân thể đến thế.
Ông uống rượu rất nhiều, một hôm bảo vợ lấy rượu, vợ đổ rượu đi và đập vỡ vò, khóc mà can chồng: "Ông uống nhiều quá, không phải cái đạo nhiếp sinh (thu nhiếp tinh thần để nuôi sức khoẻ), phải bỏ bớt đi !" Lưu Linh nói: "Phải, ta không thể tự cấm được, phải cầu quỷ thần lên để thề nguyện mới được, vậy phải đủ rượu thịt làm lễ chứ!"
Vợ nghe lời, Linh bèn quì khấn rằng: "Trời sinh Lưu Linh, lấy rượu làm danh, mới uống một vò năm đấu giải tỉnh. Lời nói đàn bà, cẩn thận đừng nghe!" (Thiên sinh Lưu Linh, dĩ tửu vi danh, nhất ẩm nhất hộc, ngũ đấu giải tỉnh, phụ nhân chi ngôn, thận bất khả thính). Rồi lại đem rượu thịt, li bì lại tỉnh. Lưu Linh thường quá chén, phóng túng, thậm chí cởi quần áo ở trần truồng trong nhà. Người đời thấy mà chê cười. Linh nói: "Ta lấy Trời Đất làm nóc nhà, buồng nhà làm quần áo, các ông làm sao lại chui vào quần của ta ?"
Tuy Linh suốt ngày mê man phóng túng, nhưng mỗi lúc cơ ứng không sai, ít khi thác ý vào văn thơ, duy có bài tụng đức tính của rượu (Tửu Đức Tụng):
Tửu Đức Tụng
Có hạng người bậc lớn
Coi Trời Đất một sớm
Muôn kỳ một chớp mắt
Trăng sao như cửa sổ
Tám cõi làm đường đi
Đi không để dấu lại
Ở không có cửa nhà
Màn Trời chiếu Đất
Theo ý muốn tự do
Dừng chân cầm chén
Động thì xách cốc mang hồ
Lấy rượu làm nghĩa vụ
Chẳng biết gì thừa
Có một chàng quí phái công tử
Khăn áo ra bậc sĩ đồ
Nghe tiếng phong thanh của ta
Hỏi vặn tại sao
Bèn vén áo xắn tay
Trợn mắt nghiến răng
Trần bầy lễ phép
Phải trái nổi lên đanh thép
Tiên sinh lúc ấy sắp mang ang rượu tiếp theo chậu rượu
Ngậm chén súc miệng rượu nồng
Vểnh râu xoạc cẳng
Gối lên bã rượu, nằm vào cặn rượu
Không nghĩ không lo
Vui vẻ hớn hở
Chợt cái lại say
Bừng cái lại tỉnh
Lắng nghe không thấy tiếng sấm lôi đình
Nhìn kỹ không thấy hình núi Thái Sơn
Không cảm thấy nóng lạnh cắt thịt da
Không cảm thấy lợi muốn cảm tình
Cúi xem muôn vật, bời bời như bèo nổi trên sông bể chở đi
Hai ngài đứng bên hầu
Như con tò vò cùng với con sâu rau .
Lại say
Say với cảnh trần ai thế tục
Say với đời lục đục bon chen
Say thơ trong nỗi êm đềm
Say tình điên đảo ngày đêm đợi chờ
Ta tỉnh lại khi thơ cạn ý
Khi tình kia cũng chỉ là mơ
Đời kia chát chua ai ngờ
Cảnh kia xót đắng bao giờ cho quên...
Say với đời lục đục bon chen
Say thơ trong nỗi êm đềm
Say tình điên đảo ngày đêm đợi chờ
Ta tỉnh lại khi thơ cạn ý
Khi tình kia cũng chỉ là mơ
Đời kia chát chua ai ngờ
Cảnh kia xót đắng bao giờ cho quên...