NGHỊ ĐỊNH SỐ 42/2010/N Đ-CP NGÀY 15/4/2010 TẢI TẠI ĐÂY.PDF
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐĐIỀU CỦA LUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦALUẬT THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003 và Luật sửa đổi, bổsung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
NGHỊ ĐỊNH:
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều củaLuật Thi đua, Khen thưởng năm 2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Thi đua, Khen thưởng năm 2005 (sau đây gọi tắt là Luật Thi đua, Khenthưởng), bao gồm: nội dung thi đua, tổ chức phong trào thi đua, tiêu chuẩn cácdanh hiệu thi đua; các hình thức, đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng; thủ tục,hồ sơ đề nghị khen thưởng; quỹ thi đua, khen thưởng; quyền và nghĩa vụ của cánhân, tập thể được khen thưởng; hành vi vi phạm, xử lý hành vi vi phạm; khiếunại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi đua, khen thưởng.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với công dân Việt Nam, các cơ quannhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xãhội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tổ chức kinh tế thuộc các thànhphần kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, người Việt Nam ở nước ngoài,người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước ngoài và các tổ chức quốc tế ở ViệtNam.
Điều 3. Nguyên tắc thi đua và căn cứ xét tặng danh hiệu thiđua
1. Nguyên tắc thi đua được thực hiện theo quy định tại khoản1 Điều 6 của Luật Thi đua, Khen thưởng.
2. Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phongtrào thi đua; mọi cá nhân, tập thể tham gia phong trào thi đua đều phải có đăngký thi đua, xác định mục tiêu, chỉ tiêu thi đua; không đăng ký thi đua sẽ khôngđược xem xét, công nhận các danh hiệu thi đua.
Điều 4. Nguyên tắc khen thưởng và căn cứ khen thưởng
1. Nguyên tắc khen thưởng được thực hiện theo quy định tạikhoản 2 Điều 6 của Luật Thi đua, Khen thưởng.
2. Khen thưởng phải đảm bảo thành tích đến đâu khen thưởngđến đó, không nhất thiết phải khen theo trình tự có hình thức khen thưởng mứcthấp rồi mới được khen thưởng mức cao hơn; thành tích đạt được trong điều kiệnkhó khăn và có phạm vi ảnh hưởng càng lớn thì được xem xét, đề nghị khen thưởngvới mức cao hơn; khen thưởng tập thể nhỏ và cá nhân là chính.
Điều 5. Quỹ thi đua, khen thưởng
1. Lập quỹ thi đua, khen thưởng để tổ chức các phong tràothi đua và công tác khen thưởng.
2. Quỹ thi đua, khen thưởng được hình thành từ ngân sách nhànước, từ quỹ khen thưởng của các doanh nghiệp, đóng góp của cá nhân, tổ chứctrong nước, nước ngoài và các nguồn thu hợp pháp khác.
3. Nghiêm cấm sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng vào mục đíchkhác.
Chương II
THI ĐUA VÀ DANH HIỆU THI ĐUA
Mục 1. HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG THI ĐUA
Điều 6. Hình thức tổ chức thi đua
Thi đua thường xuyên được tổ chức thực hiện hàng ngày, hàngtháng, hàng quý, hàng năm nhằm thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu và chương trìnhcông tác đề ra.
Thi đua theo đợt (hoặc thi đua theo chuyên đề) được tổ chứcđể thực hiện những nhiệm vụ công tác trọng tâm, đột xuất theo từng giai đoạn vàthời gian được xác định.
Điều 7. Nội dung tổ chức phong trào thi đua
1. Xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua, trên cơsở đó đề ra các chỉ tiêu và nội dung thi đua cụ thể. Việc xác định nội dung vàchỉ tiêu thi đua phải đảm bảo khoa học, phù hợp với thực tế của cơ quan, đơnvị, địa phương và có tính khả thi.
2. Căn cứ vào đặc điểm, tính chất công tác, lao động, nghềnghiệp, phạm vi và đối tượng tham gia thi đua để có hình thức tổ chức phát độngthi đua cho phù hợp, coi trọng việc tuyên truyền về nội dung và ý nghĩa của đợtthi đua, phát huy tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác của quần chúng, đa dạnghoá các hình thức phát động thi đua; chống mọi biểu hiện phô trương, hình thứctrong thi đua.
3. Triển khai các biện pháp tổ chức vận động thi đua, theodõi quá trình tổ chức thi đua, tổ chức chỉ đạo điểm để rút kinh nghiệm và phổbiến các kinh nghiệm tốt trong các đối tượng tham gia thi đua.
4. Sơ kết, tổng kết phong trào, đánh giá kết quả thi đua;đối với đợt thi đua dài ngày phải tổ chức sơ kết vào giữa đợt để rút kinhnghiệm; kết thúc đợt thi đua tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả, lựa chọncông khai để khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong phongtrào thi đua.
Điều 8. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trongtriển khai tổ chức phong trào thi đua
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơquan thuộc Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủtịch nước, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dântối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Tổng giám đốc các Tập đoàn kinh tế và Tổngcông ty nhà nước được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Chủtịch Ủy ban nhân dân các cấp và thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị chủtrì, phối hợp với tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chínhtrị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, nghềnghiệp cùng cấp để tổ chức phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vimình quản lý, chủ động phát hiện, lựa chọn các tập thể, cá nhân có thành tíchxứng đáng để khen thưởng hoặc đề nghị khen thưởng; tổ chức tuyên truyền, nhânrộng các điển hình, giữ vững và phát huy tác dụng của các điển hình trong hoạtđộng thực tiễn.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặttrận, các tổ chức xã hội khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cótrách nhiệm:
a) Tổ chức và phối hợp với các cơ quan nhà nước để phátđộng, triển khai các cuộc vận động, các phong trào thi đua, phổ biến kinhnghiệm, nhân rộng các điển hình tiên tiến;
b) Phối hợp, thống nhất hành động giữa các tổ chức thànhviên, tham gia với các cơ quan chức năng để tuyên truyền, động viên đoàn viên,hội viên, các tầng lớp nhân dân tham gia phong trào thi đua và thực hiện chínhsách khen thưởng;
c) Giám sát việc thực hiện pháp luật về thi đua, khenthưởng; kịp thời phản ánh, đề xuất các giải pháp để thực hiện các quy định củaLuật Thi đua, Khen thưởng và của Nghị định này.
Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan làm công tác thi đua, khenthưởng
1. Cơ quan chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cáccấp căn cứ vào nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội hàng năm và 5 năm để tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Đảng, chính quyền vềchủ trương, nội dung, chương trình, kế hoạch, biện pháp thi đua; đặc biệt coitrọng công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia phong tràothi đua; chủ động phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thànhviên trong việc hướng dẫn, tổ chức các phong trào thi đua và kiểm tra việc thựchiện; tham mưu sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua, nhân rộng các điển hìnhtiên tiến; đề xuất khen thưởng và kiến nghị đổi mới công tác thi đua, khenthưởng.
2. Bộ Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) có tráchnhiệm tham mưu cho Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ về nội dung và tổ chứcphong trào thi đua trong phạm vi toàn quốc.
Điều 10. Trách nhiệm của cơ quan thông tin đại chúng
Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm thường xuyêntuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng; phổbiến, nêu gương các điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; phát hiệncác cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua; đấu tranhvới các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Mục 2. DANH HIỆU THI ĐUA VÀ TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA
Điều 11. Các danh hiệu thi đua
1. Các danh hiệu thi đua đối với cá nhân: “Chiến sỹ thi đuatoàn quốc”, “Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương”, “Chiếnsỹ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”, “Chiến sỹ tiên tiến”.
2. Các danh hiệu thi đua đối với tập thể: “Cờ thi đua củaChính phủ”, “Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương”, “Tập thể laođộng xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng”, “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiêntiến”; ''Thôn văn hóa'', ''Bản văn hóa'', ''Làng văn hóa'', ''Ấp văn hóa'',''Tổ dân phố văn hóa''.
Danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình là “Gia đình văn hóa”.
3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụhướng dẫn thực hiện danh hiệu và tiêu chuẩn thi đua đối với tập thể, cá nhântrong lực lượng dân quân tự vệ, bảo vệ dân phố, công an xã, thị trấn.
Điều 12. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sỹ tiêntiến”
1. Cán bộ, công chức, viên chức, công nhân làm việc trongcác cơ quan, đơn vị; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sỹ, quân nhân chuyên nghiệp,công nhân thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đạt 4 tiêu chuẩn quy địnhtại khoản 1 Điều 24 của Luật Thi đua, Khen thưởng được xét tặng danh hiệu “Laođộng tiên tiến” hoặc “Chiến sỹ tiên tiến”.
2. Người lao động làm việc ở các cơ sở kinh tế ngoài quốcdoanh, xã viên hợp tác xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và trongcác lĩnh vực khác gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, phápluật của Nhà nước, đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia các phong trào thiđua lao động, sản xuất, hoạt động xã hội và lao động có năng suất cao thì đơnvị trực tiếp quản lý xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”.
Điều 13. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”
Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” được xét tặng cho cá nhânđạt 2 tiêu chuẩn sau đây:
1. Là “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sỹ tiên tiến”;
2. Có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, có giải pháp công tác, cóđề tài nghiên cứu hoặc áp dụng công nghệ mới để tăng năng suất lao động, tănghiệu quả công tác, hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu và phục vụ chiến đấuhoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giải pháp công tác, đề tàinghiên cứu hoặc áp dụng công nghệ mới phải được Hội đồng xét duyệt sáng kiếncấp cơ sở công nhận. Hội đồng xét duyệt sáng kiến cấp cơ sở do Thủ trưởng cơquan, đơn vị có thẩm quyền công nhận danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” quyếtđịnh thành lập.
Điều 14. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh,đoàn thể trung ương”
1. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thểtrung ương” được xét tặng cho cá nhân đạt 2 tiêu chuẩn sau đây:
a) Có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân 3lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”;
b) Thành tích, sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiêncứu của cá nhân đó có tác dụng ảnh hưởng đối với Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thểtrung ương và do Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thểtrung ương xem xét, công nhận.
Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thểtrung ương do Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương quyết định thành lập.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơquan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,Trưởng cơ quan Trung ương của các đoàn thể, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủnhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởngViện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban nhândân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, quyết định công nhận“Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương”.
Điều 15. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”
1. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” được xét tặng chocá nhân đạt 2 tiêu chuẩn sau đây:
a) Có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân 2lần liên tục đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thểtrung ương”;
b) Thành tích, sáng kiến, giải pháp công tác, đề tài nghiêncứu của cá nhân đó có phạm vi ảnh hưởng rộng đối với toàn quốc.
2. Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, giải phápcông tác, đề tài nghiên cứu do Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp Bộ, ngành,tỉnh, đoàn thể trung ương xem xét, công nhận.
Điều 16. “Cờ thi đua của Chính phủ”, “Cờ thi đua cấp Bộ,ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương”
1. “Cờ thi đua của Chính phủ”, “Cờ thi đua cấp Bộ, ngành,tỉnh, đoàn thể trung ương” được xét tặng hàng năm cho những tập thể đạt tiêuchuẩn quy định tại các Điều 25 và 26 của Luật Thi đua, Khen thưởng.
2. “Cờ thi đua của Chính phủ” tặng cho các tập thể tiêu biểuxuất sắc trong toàn quốc được lựa chọn trong số những tập thể đã được tặng “Cờthi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương”, bao gồm: những tập thể dẫnđầu trong từng lĩnh vực, ngành nghề toàn quốc và những tập thể tiêu biểu nhấttrong phong trào thi đua toàn quốc của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Trước ngày 31 tháng 3 hàng năm, các Bộ, ngành, đoàn thểtrung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký “Cờ thi đua củaChính phủ” với Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
4. Việc công nhận là tập thể tiêu biểu xuất sắc để được xéttặng “Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương” phải được thông quabình xét, đánh giá, so sánh theo các khối hoặc cụm thi đua do Bộ, ngành, đoànthể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức.
Điều 17. Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Tập thể laođộng tiên tiến”, “Đơn vị quyết thắng”, “Đơn vị tiên tiến”
Các danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Tập thể lao độngtiên tiến”, “Đơn vị quyết thắng”, “Đơn vị tiên tiến” (đối với lực lượng vũtrang nhân dân) được thực hiện theo quy định tại các Điều 27 và 28 của Luật Thiđua, Khen thưởng và được xét tặng hàng năm.
Điều 18. Danh hiệu “Gia đình văn hóa”, danh hiệu thôn, bản,làng, ấp, tổ dân phố văn hóa và tương đương
1. Việc tặng các danh hiệu ''Gia đình văn hóa'', ''Thôn vănhóa'', ''Bản văn hóa'', ''Làng văn hóa'', ''Ấp văn hóa'', ''Tổ dân phố vănhóa'' và tương đương được thực hiện theo quy định tại các Điều 29 và 30 củaLuật Thi đua, Khen thưởng.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tặng danh hiệu“Gia đình văn hoá”; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tặng danhhiệu ''Thôn văn hóa'', ''Bản văn hóa'', ''Làng văn hóa'', ''Ấp văn hóa'', ''Tổdân phố văn hóa'' và tương đương.
Điều 19. Danh hiệu, tiêu chuẩn thi đua của tổ chức chínhtrị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổchức xã hội, nghề nghiệp
Danh hiệu thi đua, tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua của tổchức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghềnghiệp, tổ chức xã hội, nghề nghiệp do cơ quan Trung ương của các tổ chức nàyhướng dẫn thực hiện sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ.
Chương III
HÌNH THỨC, ĐỐI TƯỢNG VÀ TIÊU CHUẨNKHEN THƯỞNG
Mục 1. HUÂN CHƯƠNG
Điều 20. “Huân chương Sao vàng”
1. ''Huân chương Sao vàng'' là huân chương cao quý nhất củanước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. ''Huân chương Sao vàng'' để tặng hoặc truy tặng cho cánhân đạt được một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Tham gia cách mạng từ năm 1935 về trước, hoạt động liêntục, có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng,của dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủtịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ươngĐảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủtịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Bí thư Trung ương Cục,Thường vụ xứ ủy, Bí thư khu ủy, Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng vàcác chức vụ tương đương; hoặc được phong quân hàm Thượng tướng lực lượng vũtrang nhân dân;
b) Tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945, hoạt độngliên tục, có công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng củaĐảng, của dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chứcvụ: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước,Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ươngĐảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủtịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; hoặc được phong quân hàm Đạitướng lực lượng vũ trang nhân dân;
c) Có quá trình tham gia liên tục trong 2 cuộc kháng chiếnchống Pháp và chống Mỹ (từ 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975), có công lao tolớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, khôngphạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Tổng Bí thư Ban Chấphành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủtướng Chính phủ; hoặc được phong quân hàm Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dântrước ngày 30 tháng 4 năm 1975;
d) Có quá trình công tác liên tục trong kháng chiến chống Mỹ(từ 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) hoặc thời kỳ xây dựng, bảo vệ Tổquốc (từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay), có công lao to lớn, đặc biệtxuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, không phạm khuyếtđiểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trungương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chínhphủ, 2 nhiệm kỳ (từ 08 đến 10 năm);
đ) Có công lao to lớn, có công trình, tác phẩm đặc biệt xuấtsắc, có tác động sâu rộng, tạo ra sự chuyển biến tích cực, thúc đẩy mạnh mẽ sựphát triển ở một trong các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, anninh và các lĩnh vực khác của đất nước, được Nhà nước thừa nhận, tôn vinh;
e) Nguyên thủ quốc gia nước ngoài có công lao to lớn đối vớidân tộc Việt Nam được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thừa nhận,tôn vinh.
3. ''Huân chương Sao vàng'' để tặng cho tập thể có quy môlớn: Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trungương, cấp Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Binh chủng, Tổng cục thuộc Bộ, Tậpđoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước (và tương đương) do Thủ tướng Chính phủquyết định thành lập có bề dày truyền thống, có công lao, cống hiến to lớntrong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, thành tích có phạm vi ảnhhưởng rộng hoặc tập thể có chức năng, nhiệm vụ đặc biệt, đạt được các tiêuchuẩn sau:
a) Đã được tặng thưởng "Huân chương Hồ Chí Minh"từ 10 năm trở lên;
b) Có quá trình xây dựng và phát triển từ 45 năm trở lên;
c) Lập được thành tích xuất sắc liên tục từ 10 năm trở lên trướcthời điểm đề nghị, trong thời gian đó 5 lần được tặng “Cờ thi đua của Chínhphủ” hoặc “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng,đoàn thể trong sạch, vững mạnh.
4. Tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc 10 năm trước thờiđiểm đề nghị, trong thời gian đó 5 lần được tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”hoặc “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ", nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng,đoàn thể trong sạch, vững mạnh và đã có thời gian 20 năm kể từ khi được tặngthưởng ''Huân chương Sao vàng'' lần thứ nhất thì được xét tặng thưởng ''Huânchương Sao vàng'' lần thứ 2.
5. Tập thể người nước ngoài có công lao đặc biệt to lớn đốivới dân tộc Việt Nam, được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thừanhận, tôn vinh được xét tặng thưởng “Huân chương Sao vàng”.
Điều 21. “Huân chương Hồ Chí Minh”
1. "Huân chương Hồ Chí Minh" để tặng hoặc truytặng cho cá nhân có công lao to lớn, có nhiều thành tích xuất sắc, đạt mộttrong các tiêu chuẩn sau:
a) Tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1935 về trước, hoạtđộng liên tục, có công lao to lớn, có nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệpcách mạng của Đảng, của dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm mộttrong các chức vụ: Bí thư, Phó Bí thư tỉnh uỷ, Phó Trưởng ban của Đảng ở Trungương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương; hoặc được phong quân hàm Trung tướnglực lượng vũ trang nhân dân;
b) Tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945, hoạt độngliên tục, có công lao to lớn, có nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp cáchmạng của Đảng, của dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trongcác chức vụ: Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Xứ ủy viên, Khu ủy viên, Bộtrưởng hoặc chức vụ tương đương; hoặc được phong quân hàm Thượng tướng lựclượng vũ trang nhân dân;
c) Có quá trình tham gia liên tục trong 2 cuộc kháng chiếnchống Pháp và chống Mỹ (từ 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975), có công lao tolớn, có nhiều thành tích xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dântộc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Ủy viên BộChính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội,Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Namhoặc chức vụ tương đương 1 nhiệm kỳ (từ 3 đến 5 năm); hoặc được phong quân hàmĐại tướng lực lượng vũ trang nhân dân;
d) Có quá trình công tác liên tục trong kháng chiến chống Mỹ(từ 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) hoặc thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc(từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay), có công lao to lớn, có nhiều thànhtích xuất sắc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ 1 nhiệm kỳ (từ 3 đến 5năm);
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịchnước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trungương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hoặc các chức vụ tương đương liên tục 2 nhiệm kỳ(từ 8 đến 10 năm); hoặc được phong quân hàm Đại tướng lực lượng vũ trang nhândân từ 10 năm trở lên;
đ) Có công lao to lớn, có công trình, tác phẩm đặc biệt xuấtsắc có tác động sâu rộng, thúc đẩy sự phát triển một trong các lĩnh vực: chínhtrị, kinh tế, xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, quốc phòng, anninh, ngoại giao và các lĩnh vực khác được Nhà nước thừa nhận, tôn vinh;
e) Người nước ngoài có công lao to lớn đối với dân tộc ViệtNam, được Nhà nước Việt Nam thừa nhận, tôn vinh.
2. "Huân chương Hồ Chí Minh" để tặng cho tập thểcó quy mô lớn: Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương, cấp Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Binh chủng, Tổng cục thuộc Bộ,Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước (và tương đương) do Thủ tướng Chính phủquyết định thành lập có bề dày truyền thống, có công lao, cống hiến to lớntrong sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, thành tích có phạm vi ảnhhưởng rộng hoặc tập thể có chức năng, nhiệm vụ đặc biệt, lập được thành tíchxuất sắc, đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Đã được tặng “Huân chương Độc lập” hạng nhất hoặc “Huânchương Quân công” hạng nhất từ 5 năm trở lên;
b) Có quá trình xây dựng và phát triển từ 35 năm trở lên;
c) Lập được thành tích xuất sắc liên tục từ 5 năm trở lêntrước thời điểm đề nghị, trong thời gian đó 3 lần được tặng “Cờ thi đua củaChính phủ” hoặc “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”; nội bộ đoàn kết, tổ chứcĐảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.
3. Tập thể lập được nhiều thành tích xuất sắc 5 năm trướcthời điểm đề nghị, trong thời gian đó, 3 lần được tặng “Cờ thi đua của Chínhphủ” hoặc “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảngtrong sạch, vững mạnh và đã có thời gian 10 năm kể từ khi được tặng thưởng "Huânchương Hồ Chí Minh" lần thứ nhất thì được xét tặng thưởng "Huânchương Hồ Chí Minh" lần thứ 2.
4. Tập thể nước ngoài có nhiều thành tích xuất sắc đối vớidân tộc Việt Nam, được Nhà nước Việt Nam thừa nhận, tôn vinh, được xét tặngthưởng “Huân chương Hồ Chí Minh”.
Điều 22. “Huân chương Độc lập” hạng nhất
1. “Huân chương Độc lập” hạng nhất để tặng hoặc truy tặngcho cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Tham gia hoạt động cách mạng trước năm 1945, hoạt độngliên tục, có thành tích đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng,của dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trungương, Thứ trưởng hoặc chức vụ tương đương hoặc được phong quân hàm Trung tướnglực lượng vũ trang nhân dân;
b) Tham gia hoạt động liên tục trong 2 cuộc kháng chiếnchống Pháp và chống Mỹ (từ 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975), có thành tíchđặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, không phạm khuyếtđiểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Trưởng ban của Đảng ở Trung ương,Bộ trưởng và chức vụ tương đương; Khu uỷ viên, Bí thư tỉnh ủy, thành uỷ trựcthuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ởTrung ương, liên tục 2 nhiệm kỳ (từ 8 đến 10 năm); hoặc được phong quân hàmThượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân;
c) Tham gia hoạt động liên tục trong thời kỳ kháng chiếnchống Mỹ (từ 1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) hoặc thời kỳ xây dựng và bảo vệTổ quốc (từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay), đã có nhiều thành tích đặcbiệt xuất sắc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịchnước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trungương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, liên tục 1 nhiệm kỳ (từ 3 đến 5 năm); hoặc đượcphong quân hàm Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân;
Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng và chức vụ tươngđương, Bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội,Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương, 3 nhiệm kỳ (từ 13 đến 15 năm);hoặc được phong quân hàm Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân từ 10 năm trởlên;
d) Có thành tích, công trình, tác phẩm xuất sắc có tác dụngthúc đẩy sự phát triển ở một trong các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xã hội,văn học, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, ngoại giao vàcác lĩnh vực khác được Nhà nước công nhận, tôn vinh;
đ) Người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài có thànhtích đặc biệt xuất sắc đối với Nhà nước Việt Nam được Bộ, ngành, đoàn thể trungương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công nhận, đề nghị.
2. “Huân chương Độc lập” hạng nhất để tặng cho tập thể đạtđược các tiêu chuẩn sau:
a) Đã được tặng thưởng “Huân chương Độc lập” hạng nhì từ 5năm trở lên;
b) Có quá trình xây dựng và phát triển từ 25 năm trở lên;
c) Lập được thành tích xuất sắc liên tục từ 5 năm trở lêntrước thời điểm đề nghị, trong thời gian đó 2 lần được tặng “Cờ thi đua củaChính phủ” hoặc “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” (hoặc 1 lần được tặng “Cờthi đua của Chính phủ” và 3 lần được tặng ''Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh,đoàn thể trung ương''), nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch,vững mạnh.
3. Tập thể nước ngoài có thành tích xuất sắc đối với Nhànước Việt Nam, được Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương công nhận, đề nghị, được xét tặng thưởng “Huân chương Độc lập”hạng nhất.
Điều 23. “Huân chương Độc lập” hạng nhì
1. “Huân chương Độc lập” hạng nhì để tặng hoặc truy tặng chocá nhân có nhiều thành tích xuất sắc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Được công nhận là cán bộ tiền khởi nghĩa, có nhiều thànhtích xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, không phạm khuyếtđiểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Trưởng ban của Đảng ở Trungương, Thứ trưởng và chức vụ tương đương, Phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy trựcthuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương, Phó chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc ViệtNam, Phó trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương 1 nhiệm kỳ (từ 3 đến 5năm);
b) Tham gia hoạt động liên tục trong 2 cuộc kháng chiếnchống Pháp, chống Mỹ (từ 1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975), có nhiều thànhtích xuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, không phạm khuyếtđiểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng và chức vụ tươngđương, Bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội,Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương, 1 nhiệm kỳ (từ 3 đến 5 năm);
Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng và chức vụtương đương, Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hộiđồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phó Chủtịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng đoàn thể chính trị- xã hội ở Trung ương, liên tục 2 nhiệm kỳ (từ 8 đến 10 năm);
c) Tham gia hoạt động liên tục trong thời kỳ chống Mỹ (từ1954 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975) hoặc thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (từsau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay), đã có nhiều thành tích xuất sắc, khôngphạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng và chức vụ tươngđương, Bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội,Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương, 2 nhiệm kỳ (từ 8 đến 10 năm);hoặc được phong quân hàm Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân từ 5 năm trởlên;
Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng và chức vụtương đương, Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hộiđồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phó Chủtịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó trưởng đoàn thể chính trị- xã hội ở Trung ương, 3 nhiệm kỳ (từ 13 đến 15 năm);
d) Có thành tích, có công trình, tác phẩm xuất sắc có tácdụng thúc đẩy sự phát triển ở một trong các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, xãhội, văn học, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, ngoại giaovà các lĩnh vực khác, được cấp có thẩm quyền công nhận, đề nghị;
đ) Người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài có thànhtích xuất sắc đối với Nhà nước Việt Nam được các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trungương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công nhận, đề nghị.
2. “Huân chương Độc lập” hạng nhì để tặng cho tập thể đạtđược các tiêu chuẩn sau:
a) Đã được tặng thưởng “Huân chương Độc lập” hạng ba từ 5năm trở lên;
b) Có quá trình xây dựng và phát triển từ 20 năm trở lên;
c) Lập được thành tích xuất sắc liên tục từ 5 năm trở lêntrước thời điểm đề nghị, trong thời gian đó, 2 lần được tặng “Cờ thi đua củaChính phủ” hoặc “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” (hoặc 1 lần được tặng “Cờthi đua của Chính phủ” và 2 lần được tặng ''Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh,đoàn thể trung ương''), tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.
3. Tập thể nước ngoài có thành tích xuất sắc đối với Nhànước Việt Nam, được Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương công nhận, đề nghị, được xét tặng thưởng “Huân chương Độc lập”hạng nhì.
Điều 24. “Huân chương Độc lập” hạng ba
1. “Huân chương Độc lập” hạng ba để tặng hoặc truy tặng chocá nhân có thành tích xuất sắc, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Được công nhận là cán bộ tiền khởi nghĩa, có thành tíchxuất sắc, không phạm khuyết điểm lớn, đã giữ một trong các chức vụ: Cục trưởng,Vụ trưởng ở Trung ương, Tỉnh ủy viên, Thành uỷ viên, Trưởng ban, ngành cấp tỉnh(và chức vụ tương đương) hoặc người tham gia hoạt động liên tục ở chiến trườngmiền Nam thời kỳ chống Mỹ từ 1964 đến 1975, đã đảm nhiệm chức vụ Huyện uỷ viênhoặc chức vụ tương đương trước ngày 30 tháng 4 năm 1975;
b) Tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ (từ 1945đến ngày 30 tháng 4 năm 1975), có thành tích xuất sắc trong sự nghiệp xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chứcvụ: Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng và chức vụ tương đương,Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổquốc Việt Nam, Phó Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương 1 nhiệm kỳ(từ 3 đến 5 năm);
c) Tham gia trong thời kỳ chống Mỹ (từ 1954 đến ngày 30tháng 4 năm 1975) hoặc thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (từ sau ngày 30 tháng4 năm 1975 đến nay), có thành tích xuất sắc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảmnhiệm một trong các chức vụ:
Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng và chức vụ tươngđương, Bí thư tỉnh uỷ, thành ủy trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội, Trưởngđoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương, 1 nhiệm kỳ (từ 3 đến 5 năm); hoặcđược phong quân hàm Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân;
Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng và chức vụtương đương, Phó Bí thư tỉnh uỷ, thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hộiđồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phó Chủtịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó trưởng đoàn thể chính trị- xã hội ở Trung ương, 2 nhiệm kỳ (từ 8 đến 10 năm);
d) Người có thành tích xuất sắc, có công trình, tác phẩm cótác dụng thúc đẩy sự phát triển ở một trong các lĩnh vực: chính trị, kinh tế,xã hội, văn học, nghệ thuật, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh, ngoạigiao hoặc các lĩnh vực khác được cấp có thẩm quyền công nhận, đề nghị;
đ) Người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài có thànhtích xuất sắc đối với Nhà nước Việt Nam, được Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trungương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công nhận, đề nghị.
2. “Huân chương Độc lập” hạng ba để tặng cho tập thể đạtđược các tiêu chuẩn sau:
a) Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động” hạng nhất từ 5năm trở lên;
b) Có quá trình xây dựng và phát triển từ 15 năm trở lên;
c) Lập được thành tích xuất sắc liên tục từ 5 năm trở lêntrước thời điểm đề nghị, trong thời gian đó được tặng “Cờ thi đua của Chínhphủ” hoặc “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” hoặc 3 lần được tặng ''Cờ thi đuacấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương''.
3. Tập thể nước ngoài có thành tích xuất sắc đối với Nhànước Việt Nam, được Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương công nhận, đề nghị, được xét tặng “Huân chương Độc lập” hạngba.
Điều 25. “Huân chương Quân công” hạng nhất
1. “Huân chương Quân công” hạng nhất để tặng hoặc truy tặngcho cán bộ, sĩ quan, chiến sỹ công tác trong Quân đội nhân dân, Công an nhândân, công an xã, dân quân tự vệ chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng,pháp luật của Nhà nước, không phạm khuyết điểm lớn, đạt một trong các tiêuchuẩn sau:
a) Đã được Nhà nước tặng thưởng “Huân chương Quân công” hạngnhì, sau đó lập được chiến công xuất sắc, quả cảm trong chiến đấu, phục vụchiến đấu (hoặc hy sinh anh dũng), thành tích đạt là tấm gương sáng trong toànquốc;
b) Đã được Nhà nước tặng thưởng “Huân chương Quân công” hạngnhì từ 5 năm trở lên, trong thời gian đó có nhiều thành tích trong huấn luyện,xây dựng lực lượng, củng cố quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; đã đượccông nhận là “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” hoặc được tặng ''Bằng khen của Thủtướng Chính phủ'';
c) Cán bộ, sĩ quan Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cóthời gian phục vụ từ 35 năm trở lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên cương vịcông tác được giao, đã từng đảm nhiệm một trong các chức vụ: Bộ trưởng, Thứtrưởng, Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị hoặc chức vụ tươngđương; hoặc được phong quân hàm Đại tướng, Thượng tướng lực lượng vũ trang nhândân, từ 5 năm trở lên.
2. “Huân chương Quân công” hạng nhất để tặng cho tập thể đạtđược các tiêu chuẩn sau:
a) Đã được tặng thưởng “Huân chương Quân công” hạng nhì từ 5năm trở lên;
b) Có quá trình chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện,xây dựng và trưởng thành từ 25 năm trở lên;
c) Lập được thành tích xuất sắc liên tục 5 năm trở lên trướcthời điểm đề nghị, trong thời gian đó 2 lần được tặng “Cờ thi đua của Chínhphủ” hoặc “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” (hoặc 1 lần được tặng “Cờ thi đuacủa Chính phủ” và 3 lần được tặng ''Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thểtrung ương''), nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.
Điều 26. “Huân chương Quân công” hạng nhì
1. “Huân chương Quân công” hạng nhì để tặng hoặc truy tặngcho cán bộ, sĩ quan, chiến sỹ trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, côngan xã, dân quân tự vệ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên cương vị công tác đượcgiao, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,không phạm khuyết điểm lớn, đạt được một trong các tiêu chuẩn sau đây:
a) Đã được Nhà nước tặng thưởng “Huân chương Quân công” hạngba, sau đó lập được chiến công xuất sắc, dũng cảm trong chiến đấu, phục vụchiến đấu (hoặc hy sinh anh dũng), thành tích đạt là tấm gương sáng trong toànquân;
b) Đã được Nhà nước tặng thưởng “Huân chương Quân công” hạngba từ 5 năm trở lên, trong thời gian đó có nhiều thành tích trong huấn luyện,xây dựng lực lượng, củng cố quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; đã đượcNhà nước tặng một trong các hình thức khen thưởng: ''Bằng khen của Thủ tướngChính phủ'' hoặc 2 lần ''Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trungương'';
c) Có thời gian phục vụ từ 35 năm trở lên, hoàn thành xuấtsắc nhiệm vụ, đã từng đảm nhiệm một trong các chức vụ: Tư lệnh Quân khu, Tổngcục trưởng thuộc Bộ Công an, hoặc chức danh tương đương được xếp cùng nhóm chứcvụ có cùng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, từ 5 năm trở lên.
2. “Huân chương Quân công” hạng nhì để tặng cho tập thể đạtcác tiêu chuẩn sau:
a) Đã được tặng thưởng “Huân chương Quân công” hạng ba từ 5năm trở lên;
b) Có quá trình chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện,xây dựng và trưởng thành từ 20 năm trở lên;
c) Lập được thành tích xuất sắc liên tục 5 năm trở lên trướcthời điểm đề nghị, trong thời gian đó 2 lần được tặng “Cờ thi đua của Chínhphủ” hoặc “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” (hoặc 1 lần được tặng “Cờ thi đuacủa Chính phủ” và 2 lần được tặng ''Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thểtrung ương''), nội bộ đoàn kết, thống nhất, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch,vững mạnh.
Điều 27. “Huân chương Quân công” hạng ba
1. “Huân chương Quân công” hạng ba để tặng hoặc truy tặngcho cán bộ, sĩ quan, chiến sỹ trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, côngan xã, dân quân tự vệ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, chấp hành tốt chủtrương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không phạm khuyết điểmlớn, đạt được một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Lập được chiến công xuất sắc, quả cảm trong chiến đấu,phục vụ chiến đấu (hoặc hy sinh anh dũng), thành tích đạt là tấm gương sángtrong toàn Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Binh chủng, Tổng cục trở lên, đãđược Nhà nước tặng thưởng “Huân chương Chiến công” hạng nhất hoặc “Huân chươngBảo vệ Tổ quốc” hạng nhất;
b) Đã được Nhà nước tặng thưởng ''Huân chương Chiến công''hạng nhất hoặc “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhất trước thời điểm đề nghịtừ 5 năm trở lên, trong thời gian đó có nhiều thành tích trong huấn luyện, xâydựng lực lượng, củng cố quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; đã được tặngmột trong các hình thức khen thưởng: 2 lần được tặng ''Bằng khen của cấp Bộ,ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương'' hoặc 1 lần được tặng danh hiệu ''Chiến sỹ thiđua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương'';
c) Có thời gian phục vụ Quân đội nhân dân, Công an nhân dântừ 35 năm trở lên, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, không vi phạm khuyết điểm lớn,đã từng đảm nhiệm một trong các chức vụ: Tư lệnh Quân đoàn, Phó Tổng cục trưởngthuộc Bộ Công an, hoặc chức danh tương đương được xếp cùng nhóm chức vụ có cùnghệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, từ 5 năm trở lên.
2. “Huân chương Quân công” hạng ba để tặng cho tập thể đạtcác tiêu chuẩn sau:
a) Đã được tặng thưởng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạngnhất hoặc ''Huân chương Chiến công'' hạng nhất, từ 5 năm trở lên;
b) Có quá trình chiến đấu, phục vụ chiến đấu, huấn luyện,xây dựng và trưởng thành từ 15 năm trở lên;
c) Lập được thành tích xuất sắc 5 năm trước thời điểm đềnghị, trong thời gian đó được tặng thưởng “Cờ thi đua của Chính phủ” hoặc 3 lầnđược tặng ''Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương''; nội bộ đoànkết, thống nhất, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.
Điều 28. “Huân chương Lao động” hạng nhất
1. “Huân chương Lao động” hạng nhất để tặng hoặc truy tặngcho cá nhân quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm a hoặc b khoản 2 Điều 42của Luật Thi đua, Khen thưởng.
3. Tiêu chuẩn về quá trình cống hiến lâu dài trong các cơquan, tổ chức, đoàn thể quy định tại điểm c khoản 2 Điều 42 của Luật Thi đua,Khen thưởng, cụ thể là:
a) Được công nhận là cán bộ tiền khởi nghĩa, có thành tíchxuất sắc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: PhóCục trưởng, Phó Vụ trưởng ở trung ương, Phó Trưởng ban, ngành cấp tỉnh và chứcvụ tương đương;
b) Tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (từ1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975), hoạt động liên tục, có nhiều thành tíchxuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, không phạm khuyết điểmlớn, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ:
Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng và chức vụtương đương, Phó Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ươngMặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương;
Vụ trưởng, Thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ, Phó Chủ tịch Hộiđồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương, từ 10 năm trở lên;
c) Tham gia thời kỳ chống Mỹ (từ 1954 đến ngày 30 tháng 4năm 1975) hoặc thời kỳ xây dựng, bảo vệ Tổ quốc (từ sau ngày 30 tháng 4 năm1975 đến nay), có nhiều thành tích xuất sắc, không phạm khuyết điểm lớn, đã đảmnhiệm một trong các chức vụ:
Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Bộ trưởng và chức vụ tươngđương, Bí thư tỉnh uỷ, thành ủy trực thuộc Trung ương, Thường vụ Quốc hội,Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương;
Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Thứ trưởng và chức vụtương đương, Phó Bí thư tỉnh uỷ, thành ủy trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hộiđồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Phó Chủtịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó trưởng đoàn thể chính trị- xã hội ở Trung ương, từ 5 năm trở lên;
Vụ trưởng, Thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ, Phó Chủ tịch Hộiđồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương, từ 15 năm trở lên.
4. Người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài có nhiềuthành tích xuất sắc đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của nướcViệt Nam được Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương công nhận, đề nghị.
5. “Huân chương Lao động” hạng nhất để tặng cho tập thể đạtmột trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản 3 Điều 42 của Luật Thi đua, Khenthưởng. Trường hợp lập được thành tích xuất sắc, đột xuất phải là những thànhtích có phạm vi ảnh hưởng lớn, sâu rộng được nêu gương, học tập trong toàn quốccủa Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương hoặc toàn tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương.
Điều 29. “Huân chương Lao động” hạng nhì
1. “Huân chương Lao động” hạng nhì để tặng hoặc truy tặngcho cá nhân quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm a hoặc b khoản 1 Điều 43của Luật Thi đua, Khen thưởng.
3. Tiêu chuẩn về quá trình cống hiến lâu dài quy định tạiđiểm c khoản 1 Điều 43 Luật Thi đua, Khen thưởng, cụ thể là:
a) Tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (từ1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975), hoạt động liên tục, có nhiều thành tíchxuất sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, không phạm khuyết điểmlớn, đã từng giữ một trong các chức vụ:
Vụ trưởng, Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương,Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổquốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (thời gian giữ chức vụ từ 6 năm đếndưới 10 năm);
Giám đốc Sở, Trưởng ban, ngành, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trậnTổ quốc cấp tỉnh, Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận,huyện, thị xã, Phó Vụ trưởng và các chức vụ tương đương, từ 10 năm trở lên;
b) Tham gia thời kỳ chống Mỹ (từ năm 1954 đến ngày 30 tháng4 năm 1975) hoặc thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (từ sau ngày 30 tháng 4 năm1975 đến nay), đạt nhiều thành tích xuất sắc, không phạm khuyết điểm lớn, đãtừng giữ một trong các chức vụ:
Vụ trưởng, Thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trungương, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trậnTổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thời gian giữ các chức vụ từ 10năm đến dưới 15 năm;
Giám đốc Sở, Trưởng ban, ngành, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trậnTổ quốc cấp tỉnh, Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, Bí thư, Chủ tịchHội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Phó Vụ trưởng và cácchức vụ tương đương, từ 15 năm trở lên.
4. Người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài có nhiềuthành tích xuất sắc đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của nướcViệt Nam, được các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương công nhận, đề nghị.
5. “Huân chương Lao động” hạng nhì để tặng cho tập thể đạtđược một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 43 Luật Thi đua, Khenthưởng. Trường hợp đạt được thành tích xuất sắc, đột xuất phải là những thànhtích có phạm vi ảnh hưởng được nêu gương, học tập trong từng lĩnh vực của cấpBộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Điều 30. “Huân chương Lao động” hạng ba
1. “Huân chương Lao động” hạng ba tặng hoặc truy tặng cho cánhân quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Đạt được tiêu chuẩn quy định tại điểm a hoặc b khoản 1Điều 44 của Luật Thi đua, Khen thưởng.
3. Tiêu chuẩn về quá trình cống hiến lâu dài trong các cơquan, tổ chức, đoàn thể quy định tại điểm c khoản 1 Điều 44 của Luật Thi đua,Khen thưởng, cụ thể là:
a) Tham gia 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (từ1945 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975), hoạt động liên tục, có thành tích xuất sắc,không phạm khuyết điểm lớn, đã từng giữ các chức vụ:
Vụ trưởng, Thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trungương, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trậnTổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thời gian giữ chức vụ 5 năm;
Giám đốc Sở, Trưởng ban, ngành, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trậnvà Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhândân, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Phó Vụ trưởng và chức vụ tương đươngtừ 6 năm đến dưới 10 năm;
b) Tham gia thời kỳ chống Mỹ (từ 1954 đến ngày 30 tháng4 năm 1975) hoặc thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc (từsau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay), đạt thành tích xuất sắc, không vi phạmkhuyết điểm lớn, đã giữ các chức vụ:
Vụ trưởng, Thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trungương, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trậnTổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thời gian giữ chức vụ từ 6 nămđến dưới 10 năm;
Giám đốc Sở, Trưởng ban, ngành, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trậnvà Trưởng đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, Bí thư, Chủ tịch Hội đồng nhândân, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, Phó Vụ trưởng và chức vụ tương đươngtừ 10 năm đến dưới 15 năm.
4. Người nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài có nhiềuthành tích xuất sắc đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ViệtNam, được Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trungương công nhận, đề nghị.
5. “Huân chương Lao động” hạng ba để tặng cho tập thể đạtđược một trong các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều 44 của Luật Thi đua,Khen thưởng. Trường hợp lập được thành tích xuất sắc, đột xuất phải lànhững thành tích đạt được có phạm vi ảnh hưởng được nêu gương, học tập trongSở, Ban, ngành, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, được Bộ, Ban, ngành,đoàn thể trung ương hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương công nhận.
Điều 31. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhất
1. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhất để tặng hoặc truytặng cho cá nhân có thành tích trong huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cốquốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, chấp hành tốt chủ trương, chính sáchcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước, không vi phạm khuyết điểm lớn, đạt mộttrong các tiêu chuẩn sau:
a) Đã được tặng thưởng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhìtrước thời điểm đề nghị 5 năm, sau đó đã được tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đuatoàn quốc” hoặc được tặng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”;
b) Có phát minh, sáng chế, công trình khoa học, tác phẩmxuất sắc cấp Nhà nước hoặc đã được Giải thưởng Nhà nước về đề tài liên quan đếnphục vụ quốc phòng, an ninh được cơ quan có thẩm quyền công nhận;
c) Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc, đột xuất, phạm viảnh hưởng lớn trong toàn quốc, đã được Nhà nước tặng thưởng ''Huân chương Chiếncông'' hạng ba hoặc “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng ba trở lên;
d) Có thời gian phục vụ từ 35 năm trở lên, đã hoàn thànhxuất sắc nhiệm vụ trên cương vị công tác được giao, đã đảm nhiệm một trong cácchức vụ: Phó Tư lệnh Quân đoàn, Sư đoàn trưởng, Giám đốc Công an tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương hoặc chức danh tương đương được xếp cùng nhóm chức vụcó cùng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, từ 10 năm trở lên.
2. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhất để tặng cho tậpthể có thành tích trong huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố quốc phòng toàndân và an ninh nhân dân, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 3 Điều 45 củaLuật Thi đua, Khen thưởng;
b) Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc, đột xuất trong chiếnđấu, phục vụ chiến đấu, trong huấn luyện, trong xây dựng lực lượng, củng cốquốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, có tác dụng động viên, giáo dục, nêugương trong toàn quốc.
Điều 32. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhì
1. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhì để tặng hoặc truytặng cho cá nhân có thành tích trong huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cốquốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, chấp hành tốt chủ trương, chính sáchcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước, không vi phạm khuyết điểm lớn, đạt một trongcác tiêu chuẩn sau:
a) Đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 46 củaLuật Thi đua, Khen thưởng;
b) Có phát minh, sáng chế, có công trình khoa học hoặc tácphẩm xuất sắc được Giải thưởng cấp Bộ, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thànhphố thuộc Trung ương về đề tài phục vụ quốc phòng, an ninh;
c) Đã được tặng thưởng “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng batrước thời điểm đề nghị 5 năm trở lên, trong thời gian đó lập được thành tíchxuất sắc, đột xuất, phạm vi ảnh hưởng lớn trong toàn quân hoặc toàn lực lượngCông an nhân dân, được cấp Bộ công nhận;
d) Có thời gian phục vụ từ 35 năm trở lên, hoàn thành xuấtsắc nhiệm vụ, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Phó Sư đoàn trưởng, Lữ đoàntrưởng, Phó Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hoặc chứcdanh tương đương được xếp cùng nhóm chức vụ có cùng hệ số phụ cấp chức vụ lãnhđạo, từ 10 năm trở lên.
2. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhì để tặng cho tập thểcó thành tích trong huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố quốc phòng toàndân và an ninh nhân dân, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 2 Điều 46 củaLuật Thi đua, Khen thưởng;
b) Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc, đột xuất, có tácdụng động viên, giáo dục, nêu gương trong toàn quân.
Điều 33. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng ba
1. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng ba để tặng hoặc truytặng cho cá nhân có thành tích trong huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cốquốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, chấp hành tốt chủ trương, chính sáchcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước, không vi phạm khuyết điểm lớn, đạt mộttrong các tiêu chuẩn sau:
a) Đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm a hoặc b khoản 1 Điều 47của Luật Thi đua, Khen thưởng;
b) Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc, đột xuất, phạm viảnh hưởng lớn trong toàn Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Binh chủng, Tổng cụchoặc cấp tương đương, đã được tặng thưởng “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”;
c) Có thời gian phục vụ từ 30 năm trở lên, hoàn thành xuấtsắc nhiệm vụ, đã đảm nhiệm một trong các chức vụ: Trung đoàn trưởng, Trung đoànphó, hoặc chức danh tương đương được xếp cùng nhóm chức vụ có cùng hệ số phụcấp chức vụ lãnh đạo, từ 10 năm trở lên.
2. “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng ba để tặng cho tập thểcó thành tích trong huấn luyện, xây dựng lực lượng, củng cố quốc phòng toàn dânvà an ninh nhân dân, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Đạt tiêu chuẩn quy định tại điểm a khoản 2 Điều 47 củaLuật Thi đua, Khen thưởng;
b) Lập được thành tích xuất sắc, đột xuất trong chiến đấu,phục vụ chiến đấu có phạm vi ảnh hưởng trong toàn Quân khu, Quân đoàn, Quânchủng, Binh chủng, Tổng cục.
Điều 34. “Huân chương Chiến công” hạng nhất
1. ''Huân chương Chiến công'' hạng nhất để tặng hoặc truytặng cho cán bộ, chiến sỹ trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, công anxã, dân quân tự vệ và trong các tầng lớp nhân dân, đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Lập được chiến công đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu,phục vụ chiến đấu, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước, không vi phạm khuyết điểm lớn;
b) Chủ động, mưu trí, sáng tạo, đạt hiệu quả cao trong chiếnđấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc đấu tranh vớitội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; hoànthành xuất sắc nhiệm vụ được giao;
c) Thành tích đạt được có tác dụng động viên, giáo dục, nêugương trong toàn quốc, được Nhà nước ghi nhận.
2. ''Huân chương Chiến công'' hạng nhất để tặng cho tập thểtrong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, dân quân tự vệ và trong các tầng lớpnhân dân đạt các tiêu chuẩn sau đây:
a) Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu,phục vụ chiến đấu, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước, nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh;
b) Trung thành với Tổ quốc và nhân dân; chủ động, sáng tạo,mưu trí, dũng cảm, đạt hiệu quả cao trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệchủ quyền, an ninh quốc gia hoặc đấu tranh với tội phạm, giữ vững an ninh chínhtrị, trật tự, an toàn xã hội; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao;
c) Thành tích đạt được có tác dụng động viên, giáo dục, nêugương trong toàn quốc, được Nhà nước ghi nhận.
Điều 35. “Huân chương Chiến công” hạng nhì
1. ''Huân chương Chiến công'' hạng nhì để tặng hoặc truytặng cho cán bộ, chiến sỹ trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, công anxã, dân quân tự vệ và trong các tầng lớp nhân dân, đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Lập được chiến công xuất sắc trong chiến đấu, phục vụchiến đấu, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước, không vi phạm khuyết điểm lớn;
b) Chủ động, mưu trí, dũng cảm, đạt hiệu quả cao trong chiếnđấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc đấu tranh vớitội phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, hoànthành tốt nhiệm vụ được giao;
c) Thành tích đạt được có tác dụng động viên, giáo dục, nêugương trong toàn quân hoặc toàn lực lượng Công an nhân dân, được cấp Bộ, ngành,địa phương ghi nhận.
2. ''Huân chương Chiến công'' hạng nhì để tặng cho tập thểtrong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, lực lượng tự vệ, nhân dân đạt cáctiêu chuẩn sau:
a) Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu,phục vụ chiến đấu, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước, nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh;
b) Trung thành với Tổ quốc và nhân dân; chủ động, sáng tạo,mưu trí, đạt hiệu quả cao trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền,an ninh quốc gia hoặc đấu tranh với tội phạm, giữ vững an ninh chính trị, trậttự, an toàn xã hội; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
c) Thành tích đạt được có tác dụng động viên, giáo dục, nêugương trong toàn quân, được cấp Bộ, ngành, địa phương ghi nhận.
Điều 36. “Huân chương Chiến công” hạng ba
1. ''Huân chương Chiến công'' hạng ba để tặng hoặc truy tặngcho cán bộ, chiến sỹ trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, công an xã, dânquân tự vệ và trong các tầng lớp nhân dân đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Đã dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệmvụ trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, chấp hành tốt chủ trương, chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước, không vi phạm khuyết điểm lớn;
b) Mưu trí, dũng cảm, đạt hiệu quả cao trong chiến đấu vàphục vụ chiến đấu bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia hoặc đấu tranh với tộiphạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; hoàn thànhtốt nhiệm vụ được giao;
c) Thành tích đạt được có tác dụng động viên, giáo dục, nêugương trong toàn Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Binh chủng, Tổng cục, đượccấp có thẩm quyền ghi nhận.
2. ''Huân chương Chiến công'' hạng ba để tặng cho tập thểtrong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, dân quân tự vệ và trong các tầng lớpnhân dân đạt các tiêu chuẩn sau:
a) Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu,phục vụ chiến đấu, chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật củaNhà nước, nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh;
b) Trung thành với Tổ quốc và nhân dân; chủ động, sáng tạo,mưu trí, dũng cảm, đạt hiệu quả trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ chủquyền, an ninh quốc gia hoặc đấu tranh với tội phạm, giữ vững an ninh chínhtrị, trật tự, an toàn xã hội; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
c) Thành tích đạt được có tác dụng động viên, giáo dục, nêugương trong toàn Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Binh chủng, Tổng cục, đượccấp có thẩm quyền ghi nhận, đề nghị.
Điều 37. “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc”
“Huân chương Đại đoàn kết dân tộc” để tặng hoặc truy tặngcho người có công lao xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, đạt một trong cáctiêu chuẩn sau:
1. Có công đóng góp hoặc có sáng kiến trong việc đề xuấtnhững chủ trương và có thành tích vận động các tầng lớp nhân dân hưởng ứng, tổchức thực hiện có hiệu quả, đóng góp thiết thực cho sự nghiệp Đại đoàn kết toàndân tộc.
2. Có quá trình cống hiến liên tục cho sự nghiệp Đại đoànkết toàn dân tộc, đã giữ các chức vụ là Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên ĐoànChủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 10 năm trở lên hoặc có ítnhất 15 năm liên tục đảm nhiệm chức vụ cấp trưởng của các tổ chức thành viêntrong hệ thống Mặt trận từ cấp tỉnh trở lên.
Các đối tượng quy định tại khoản này nếu đã được tặng hoặctruy tặng Huân chương các loại theo quy định tại khoản 1 các Điều 20, 21, 22,23, 24, 28, 29 và 30 của Nghị định này thì chưa xét tặng (hoặc truy tặng) “Huânchương Đại đoàn kết dân tộc”.
3. Các nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, người dân tộcthiểu số, các doanh nhân tiêu biểu và người Việt Nam ở nước ngoài có thành tíchxứng đáng trong việc vận động, xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc được Ủyban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công nhận, đề nghị.
Điều 38. “Huân chương Dũng cảm”
“Huân chương Dũng cảm” để tặng hoặc truy tặng cho các cánbộ, chiến sỹ Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; dân quân tự vệ, công an xã,cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân, không phân biệt lứatuổi, có hành động dũng cảm trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, cứu người,cứu tài sản của Nhà nước, của nhân dân; đạt được một trong những tiêu chuẩnsau:
1. Không sợ hy sinh tính mạng, dũng cảm cứu người, cứu tàisản của Nhà nước, của nhân dân khi gặp hoả hoạn, thiên tai, tai nạn, thảm hoạ;dũng cảm bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của công dân trướcbọn tội phạm hoặc dũng cảm xung phong vào những nơi nguy hiểm do dịch bệnh gâyra nhằm bảo vệ tính mạng của nhân dân; thành tích đạt được có tác dụng độngviên, giáo dục, nêu gương sáng trong phạm vi tỉnh, thành phố, khu vực trở lên.
2. Đã hy sinh anh dũng trong khi cứu người, cứu tài sản củaNhà nước, của nhân dân, được nhân dân kính phục, nêu gương, học tập.
Điều 39. “Huân chương Hữu nghị”
1. “Huân chương Hữu nghị” để tặng hoặc truy tặng cho cá nhânvà tổ chức nước ngoài đạt các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có tinh thần đoàn kết hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền,thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp và phong tục, tập quán Việt Nam;
b) Có đóng góp lớn trong công cuộc xây dựng và phát triểnkinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của Việt Nam, có nhiều thành tích trongviệc củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị và sự hợp tác tốt đẹp trên cáclĩnh vực chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, ngoại giao, khoa học, kỹthuật, công nghệ, bảo vệ môi trường, văn hoá, xã hội và các lĩnh vực khác giữaViệt Nam với các nước, các khu vực, liên khu vực, các tổ chức nước ngoài, cáctổ chức quốc tế.
2. Bộ Ngoại giao hướng dẫn cụ thể về đối tượng, tiêu chuẩn“Huân chương Hữu nghị” sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ.
Mục 2. HUY CHƯƠNG
Điều 40. “Huy chương Quân kỳ quyết thắng”, “Huy chương Vì anninh Tổ quốc”, “Huy chương Chiến sỹ vẻ vang”
1. Đối tượng, tiêu chuẩn khen thưởng “Huy chương Quân kỳquyết thắng”, “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc”, “Huy chương Chiến sỹ vẻ vang”được thực hiện theo quy định tại các Điều 54, 55 và 56 của Luật Thi đua, Khenthưởng.
2. Ngoài mức thời gian công tác quy định tại các Điều 54, 55và 56 của Luật Thi đua, Khen thưởng, người được tặng Huy chương phải có tinhthần tích cực công tác, học tập, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trung thànhvới sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, không phạm khuyết điểm lớn.
3. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn cụ thể về đối tượng,tiêu chuẩn các Huy chương quy định tại khoản 1 Điều này sau khi thống nhất vớiBộ Nội vụ.
Điều 41. “Huy chương Hữu nghị”
1. “Huy chương Hữu nghị” để tặng cho cá nhân người nướcngoài trong thời gian công tác hoặc làm việc tại Việt Nam đạt các tiêu chuẩnsau đây:
a) Có tinh thần đoàn kết, hữu nghị, tôn trọng độc lập, chủ quyền,thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, luật pháp và phong tục, tập quán Việt Nam;
b) Có những đóng góp tích cực trong việc xây dựng, củng cốvà phát triển mối quan hệ hữu nghị và sự hợp tác tốt đẹp trên các lĩnh vựcchính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, khoa học, kỹ thuật, công nghệ, bảo vệmôi trường, văn hóa, xã hội và các lĩnh vực khác giữa Việt Nam với các nước,các khu vực, liên khu vực, các tổ chức nước ngoài, các tổ chức quốc tế.
2. Bộ Ngoại giao hướng dẫn cụ thể về đối tượng, tiêu chuẩn“Huy chương Hữu nghị” sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ.
Mục 3. DANH HIỆU VINH DỰ NHÀ NƯỚC
Điều 42. Danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”
1. Tiêu chuẩn xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ ViệtNam Anh hùng” cho các bà mẹ có nhiều cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp giải phóngdân tộc, xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế thực hiện theo quyđịnh của Pháp lệnh Quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước "Bà mẹ Việt Nam anhhùng" ngày 29 tháng 8 năm 1994 và các văn bản hướng dẫn thi hành Pháp lệnhnày.
2. Những bà mẹ đã được tuyên dương danh hiệu “Anh hùng Lựclượng vũ trang nhân dân” mà đạt được điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tạiĐiều 59 của Luật Thi đua, Khen thưởng thì vẫn được tặng hoặc truy tặng danhhiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”.
Điều 43. Danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”
1. Danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” để tặnghoặc truy tặng cho cá nhân có hành động anh hùng, trung thành với Tổ quốc ViệtNam xã hội chủ nghĩa, có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụchiến đấu, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; có phẩm chất đạo đức cáchmạng, là tấm gương mẫu mực về mọi mặt, đạt được các tiêu chuẩn sau:
a) Dũng cảm, mưu trí, hy sinh quên mình, đạt được thành tíchđặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, huấn luyện, trong giữ gìn an ninh, trật tự,an toàn xã hội, được Binh chủng, Quân chủng, Quân đoàn hoặc Quân khu tôn vinh,học tập;
b) Say mê nghiên cứu, có sáng kiến cải tiến hoặc giải phápcó giá trị; có công trình nghiên cứu có giá trị đặc biệt, được ứng dụng vàothực tiễn hoạt động quân sự, an ninh hoặc kinh tế, xã hội đem lại hiệu quảthiết thực;
c) Có trình độ kỹ thuật, chiến thuật giỏi, chuyên môn,nghiệp vụ thành thạo; không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vàchính trị, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ; có công lớn trong việc bồi dưỡngvề kỹ thuật, chiến thuật, chuyên môn, nghiệp vụ cho đồng đội;
d) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất, đạo đức,lối sống lành mạnh, có tác phong làm việc khoa học, kiên định lập trường trướcmọi hy sinh, thử thách; nêu cao tinh thần đoàn kết, hợp tác, tương trợ, đoànkết quân dân, là hạt nhân xây dựng sự đoàn kết, nhất trí trong tập thể;
đ) Đã được tặng thưởng “Huân chương Chiến công” hạng nhấthoặc “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhất (trừ trường hợp lập được thành tíchđột xuất).
2. Tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu,phục vụ chiến đấu, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, trung thành với Tổquốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, là tấm gương mẫu mực về mọi mặt, đạt được cáctiêu chuẩn sau:
a) Dũng cảm, mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu và huấn luyệnsẵn sàng chiến đấu, là ngọn cờ tiêu biểu trong phong trào thi đua quyết thắng(đối với quân đội) hoặc phong trào thi đua thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy, phongtrào vì an ninh Tổ quốc (đối với Công an nhân dân), có nhiều đóng góp vào sựphát triển của ngành;
b) Dẫn đầu toàn quân trong phong trào phát huy sáng kiến,cải tiến kỹ thuật, đổi mới phương pháp lãnh đạo, chỉ huy, lập nhiều thành tíchtrong việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật mới phục vụ chiến đấu, huấnluyện và công tác;
c) Dẫn đầu trong việc bồi dưỡng, đào tạo về kỹ thuật, chiếnthuật, về chuyên môn, nghiệp vụ và chính trị cho cán bộ, chiến sỹ; quản lý tốtvũ khí và cơ sở vật chất kỹ thuật, an toàn tuyệt đối về người và tài sản;
d) Dẫn đầu trong việc chấp hành các chủ trương, chính sáchcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước; gương mẫu chấp hành kỷ luật, điều lệnh, điềulệ của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân; nêu cao tinh thần đoàn kết nộibộ, hợp tác, giúp đỡ và đoàn kết nhân dân, chăm lo tốt đời sống vật chất, tinhthần của cán bộ, chiến sĩ;
đ) Tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, tổ chức chính quyền,đoàn thể vững mạnh toàn diện; tích cực gương mẫu tham gia các phong trào ở địaphương nơi đóng quân, được chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương tinyêu;
e) Đã được tặng thưởng “Huân chương Chiến công” hạng nhấthoặc “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhất (trừ trường hợp lập được thành tíchđột xuất).
Điều 44. Danh hiệu “Anh hùng Lao động”
1. Danh hiệu “Anh hùng Lao động” để tặng hoặc truy tặng chocá nhân có hành động anh hùng, trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủnghĩa, lập được thành tích đặc biệt xuất sắc, có phẩm chất đạo đức cách mạng,là tấm gương sáng về mọi mặt, đạt được các tiêu chuẩn sau:
a) Có tinh thần dám nghĩ, dám làm, lao động sáng tạo, đạtnăng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công tác cao nhất tỉnh, thành phốhoặc ngành (có cùng tính chất công việc và cùng ngành nghề), đóng góp quantrọng vào sự phát triển của đơn vị, địa phương, ngành và đất nước;
b) Có nhiều thành tích trong công tác nghiên cứu và ứng dụngtiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới; có sáng kiến cải tiến hoặc giải phápcó giá trị, có sản phẩm, công trình khoa học hoặc có tác phẩm sáng tạo văn học,nghệ thuật nổi tiếng, có giá trị đặc biệt, được ứng dụng trong sản xuất, côngtác, đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội;
c) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, có công lớn trong việcbồi dưỡng, đào tạo cho đồng nghiệp và thế hệ trẻ hoặc trong việc hướng dẫn kỹthuật, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh cho địa phương,cho ngành;
d) Có tinh thần trách nhiệm cao, nỗ lực, vượt khó, tận tụyvới công việc, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; chấp hành nghiêm chỉnhcác chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; nêu cao tinhthần hợp tác, tương trợ; là hạt nhân xây dựng sự đoàn kết, thống nhất; là tấmgương sáng xây dựng cuộc sống văn hoá trong đơn vị và gia đình;
đ) Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động” hạng nhất hoặc“Huân chương Chiến công” hạng nhất (trừ trường hợp lập được thành tích độtxuất).
2. Tập thể có thành tích đặc biệt xuất sắc, trung thành vớiTổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, là tấm gương sáng, mẫu mực về mọi mặt, đạtđược các tiêu chuẩn sau:
a) Là tập thể tiêu biểu dẫn đầu toàn quốc về các mặt: năngsuất, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội, đóng góp vào sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, ngành và đất nước;
b) Dẫn đầu toàn quốc trong việc đổi mới công nghệ, có nhiềuthành tích trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới, trongphong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật và bảo vệ môi trường sinhthái;
c) Dẫn đầu trong việc bồi dưỡng, đào tạo trình độ về mọi mặtcho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; là điển hình về công tácđào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để các tập thể khác noi theo;
d) Dẫn đầu trong việc triển khai và thực hiện tốt các chủtrương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đảm bảo tốt quyền lợi củangười lao động, quản lý tốt tiền vốn, tài sản, đảm bảo tuyệt đối an toàn vềngười và tài sản;
đ) Tập thể đoàn kết, nhất trí, tổ chức Đảng trong sạch, vữngmạnh, tổ chức chính quyền, đoàn thể vững mạnh toàn diện, được chính quyền địaphương và nhân dân ca ngợi;
e) Đã được tặng thưởng “Huân chương Lao động” hạng nhất (trừtrường hợp lập được thành tích đột xuất).
Điều 45. Danh hiệu Nhà giáo, Thầy thuốc, Nghệ sỹ, Nghệ nhân
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáoưu tú”, “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”, “Nghệ sĩ nhân dân”, “Nghệ sĩưu tú”, “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” thực hiện theo quy định tại cácĐiều 62, 63, 64 và 65 của Luật Thi đua, Khen thưởng.
Mục 4. “GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH”, “GIẢI THƯỞNG NHÀ NƯỚC”
Điều 46. “Giải thưởng Hồ Chí Minh”
“Giải thưởng Hồ Chí Minh” để xét tặng cho tác giả của mộthoặc nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu khoa học, công nghệ, giáo dục và vănhọc, nghệ thuật đạt các tiêu chuẩn quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều67 của Luật Thi đua, Khen thưởng.
Điều 47. “Giải thưởng Nhà nước”
“Giải thưởng Nhà nước” để xét tặng cho tác giả của một hoặcnhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu khoa học, công nghệ, giáo dục, những tácphẩm văn học, nghệ thuật có giá trị cao về khoa học, nghệ thuật, về nội dung tưtưởng, có tác dụng và ảnh hưởng lớn trong xã hội, đạt các tiêu chuẩn quy địnhtại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 68 của Luật Thi đua, Khen thưởng.
Mục 5. KỶ NIỆM CHƯƠNG, HUY HIỆU
Điều 48. Kỷ niệm chương và Huy hiệu
Việc tặng Kỷ niệm chương và Huy hiệu được thực hiện theo quyđịnh tại Điều 69 của Luật Thi đua, Khen thưởng.
Các Bộ, Ban, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị -xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, nghề nghiệpđăng ký với Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương trước khi ban hành Kỷ niệmchương và Huy hiệu.
Mục 6. BẰNG KHEN, GIẤY KHEN
Điều 49. Bằng khen
1. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho tập thểvà cá nhân đạt được tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 71 Luật Thi đua, Khenthưởng.
2. Bằng khen của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Toà án nhân dân tốicao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặttrận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan Trung ương của các đoàn thể, Ủy ban nhân dâncác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để tặng cho các cá nhân hoàn thànhxuất sắc nhiệm vụ, đạt 2 lần liên tục danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” hoặcnhững cá nhân lập được thành tích xuất sắc được bình xét trong các đợt thi đuatheo đợt, theo chuyên đề do Bộ, ngành, đoàn thể trung ương hoặc tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương phát động.
3. Bằng khen của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Toà án nhân dân tốicao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặttrận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan Trung ương của các đoàn thể, Ủy ban nhân dâncác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để tặng cho các tập thể hoàn thànhxuất sắc nhiệm vụ, đạt 2 lần liên tục danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”, “Đơnvị quyết thắng” hoặc những tập thể lập được thành tích xuất sắc được bình xéttrong các đợt thi đua theo đợt, theo chuyên đề do Bộ, ngành, đoàn thể trungương hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phát động.
Điều 50. Giấy khen
1. Giấy khen để tặng cho tập thể, cá nhân của các cơ quan,đơn vị, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, nghềnghiệp thực hiện theo quy định tại các Điều 74, 75 và 76 của Luật Thi đua, Khenthưởng.
2. Giấy khen của các tổ chức khác quy định tại khoản 3 Điều76 của Luật Thi đua, Khen thưởng, bao gồm các đối tượng sau đây:
a) Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
b) Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, các hợptác xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và các lĩnh vực khác.
3. Việc tặng thưởng Giấy khen được tiến hành thường xuyên,kịp thời cho các cá nhân, tập thể hoàn thành tốt nhiệm vụ ngay sau khi kết thúcđợt thi đua ngắn ngày, đợt thi đua theo chuyên đề, hoặc hoàn thành một hạng mụccông trình và do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quản lý trực tiếp xem xét, quyếtđịnh tặng thưởng giấy khen.
Chương IV
THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH, TRAO TẶNG;THỦ TỤC, HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG
Mục 1. THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH VÀ TRAO TẶNG
Điều 51. Thẩm quyền
Thẩm quyền quyết định tặng thưởng và trao tặng các danh hiệuthi đua, các hình thức khen thưởng, các danh hiệu vinh dự Nhà nước và Giảithưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước thực hiện theo quy định tại các Điều77, 78, 79, 80 và 81 của Luật Thi đua, Khen thưởng.
Điều 52. Lễ trao tặng
Lễ trao tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước, Giải thưởng, Huânchương, Huy chương, “Cờ thi đua của Chính phủ” và ''Bằng khen của Thủ tướngChính phủ'' được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 154/2004/NĐ-CP ngày09 tháng 8 năm 2004 của Chính phủ quy định “về nghi thức Nhà nước trong tổ chứcmít tinh, lễ kỷ niệm; trao tặng và đón nhận danh hiệu vinh dự nhà nước, Huânchương, Huy chương, “Cờ thi đua của Chính phủ”, ''Bằng khen của Thủ tướng Chínhphủ” đảm bảo tổ chức trang trọng và tiết kiệm.
Mục 2. THỦ TỤC HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ KHEN THƯỞNG
Điều 53. Quy định chung về thủ tục trình khen thưởng
1. Cấp nào quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức,người lao động và quỹ lương thì cấp đó có trách nhiệm khen thưởng hoặc trìnhcấp trên khen thưởng đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
2. Việc khen thưởng đại biểu Quốc hội chuyên trách, Hội đồngnhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp được thực hiện theo quy địnhsau:
a) Đại biểu Quốc hội chuyên trách ở trung ương và các tậpthể cơ quan của Quốc hội do Văn phòng Quốc hội làm đầu mối tổng hợp hồ sơ,trình Thủ tướng Chính phủ;
b) Đại biểu Quốc hội chuyên trách ở địa phương và đại biểuHội đồng nhân dân chuyên trách, tập thể Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương do Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dântổng hợp hồ sơ, thủ tục trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng.
3. Tập thể, cá nhân làm chuyên trách công tác đảng, đoàn thểthực hiện theo nguyên tắc cấp nào quản lý về tổ chức, cán bộ và quỹ lương thìcấp đó có trách nhiệm xét khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng.
4. Việc xét tặng hoặc truy tặng “Huân chương Sao vàng”,"Huân chương Hồ Chí Minh" cho cá nhân thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bíthư quản lý do Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, kết luận.
5. Việc xét tặng “Huân chương Sao vàng”, “Huân chương Hồ ChíMinh” cho tập thể do Ban Cán sự Đảng Chính phủ xem xét, kết luận; trường hợpđặc biệt, Ban Cán sự Đảng Chính phủ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
6. Ban Tổ chức Trung ương Đảng cho ý kiến về các nội dungquản lý cán bộ: quá trình công tác, chức vụ và thời gian đảm nhận chức vụ, cáchình thức khen thưởng và kỷ luật (nếu có) đối với các trường hợp cán bộ thuộcdiện Trung ương quản lý đề nghị hình thức khen thưởng từ Huân chương trở lên,danh hiệu Anh hùng và “Chiến sỹ Thi đua toàn quốc”.
7. Ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ trực thuộc Trung ương,Ban Cán sự Đảng, Đảng đoàn Bộ, ngành, đoàn thể trung ương xem xét, cho ý kiếntrước khi trình Thủ tướng Chính phủ:
a) Khen thưởng cho các trường hợp cán bộ thuộc diện cấp uỷĐảng quản lý;
b) Các hình thức khen thưởng: ''Huân chương Sao vàng'',"Huân chương Hồ Chí Minh", “Huân chương Độc lập” (các hạng), danhhiệu “Nhà giáo nhân dân”, “Thầy thuốc nhân dân”, “Nghệ sỹ nhân dân”, “Nghệ nhânnhân dân”, danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”, danh hiệu “Anh hùng Laođộng”, “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”;
c) Các hình thức khen thưởng khác thực hiện theo quy địnhtại các văn bản có liên quan.
Đối với các hội ở trung ương và địa phương:
a) Các hội là tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp ởtrung ương trình Thủ tướng Chính phủ khen thưởng gồm: Hội có tổ chức Đảng đoàn,hoặc tổ chức Đảng trực thuộc Đảng bộ khối cơ quan Trung ương;
b) Các hội là thành viên do Liên hiệp các Hội Khoa học kỹthuật Việt Nam quyết định thành lập do Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật ViệtNam khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng;
c) Các hội nghề nghiệp khác ở trung ương do Bộ quản lý nhànước chuyên ngành về lĩnh vực đó khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng;
d) Các hội là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức nghềnghiệp thuộc địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương khen thưởng hoặc trình cấp trên khen thưởng.
9. Đối với các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh, công ty cổphần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cấpnào quyết định cổ phần hoá, quyết định thành lập hoặc cấp giấy chứng nhận đăngký kinh doanh cho tổ chức đó thì cấp đó trình khen thưởng.
Đối với các công ty, tổng công ty nhà nước (đã cổ phần hóa)thuộc Bộ, ngành quản lý nhà nước do Bộ, ngành đó khen thưởng hoặc trình cấptrên khen thưởng, kể cả các công ty, tổng công ty đã chuyển giao phần vốn nhànước về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước quản lý.
10. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có trụ sở đóngtrên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chủ tịch Ủy ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khen thưởng hoặc trình cấp trên khenthưởng (trừ những đơn vị là thành viên thuộc các Tập đoàn kinh tế và Tổng côngty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập).
11. Đối với các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuấtđóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào, do Chủ tịch Uỷ bannhân dân tỉnh, thành phố đó khen thưởng và trình cấp trên khen thưởng.
12. Cấp nào chủ trì phát động các đợt thi đua theo chuyênđề, khi tổng kết lựa chọn các điển hình, thì cấp đó khen thưởng hoặc trình cấptrên khen thưởng.
Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương phát động thi đua theo chuyên đề, thi đua theo đợt chủ yếu sửdụng hình thức khen thưởng của cấp mình; trường hợp thành tích xuất sắc, tiêubiểu có tác dụng đối với toàn quốc thì đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằngkhen hoặc Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước tặng Huân chương.
13. Việc lấy ý kiến hiệp y khen thưởng các danh hiệu thi đuavà các hình thức khen thưởng cấp Nhà nước và lấy ý kiến của các cơ quan chứcnăng có liên quan do Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thực hiện theo quyđịnh tại khoản 15 Điều này.
14. Đối với các cơ quan, đơn vị trung ương (đóng trên địabàn địa phương) thuộc Bộ, ngành, đoàn thể trung ương quản lý, những nội dungsau đây được thể hiện trong báo cáo thành tích, không phải làm thủ tục hiệp y:
a) Việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và phápluật của Nhà nước;
b) Tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh, nội bộ đoànkết, nhất trí;
c) Thực hiện chế độ bảo hiểm cho công nhân và người lao độngtheo quy định của pháp luật;
d) Đảm bảo môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanhvà an toàn vệ sinh lao động, vệ sinh an toàn thực phẩm (ghi rõ trích lục vănbản và nội dung xác nhận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền).
15. Đối với các cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương quản lý (có hệ thống tổ chức ngành dọc ở trung ương), khitrình các hình thức khen thưởng cấp nhà nước phải lấy ý kiến hiệp y của Bộ,Ban, ngành, đoàn thể trung ương có chức năng quản lý ngành và lĩnh vực đó baogồm:
a) Đối tượng đề nghị khen thưởng: về tổ chức là cấp trựcthuộc trực tiếp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cánhân là cấp trưởng của đơn vị cùng cấp;
b) Hình thức khen thưởng phải lấy ý kiến hiệp y bao gồm:''Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ'', Huân chương các loại, danh hiệu “Chiếnsỹ thi đua toàn quốc”, danh hiệu ''Anh hùng Lao động'', danh hiệu ''Anh hùngLực lượng vũ trang nhân dân'';
c) Khi có văn bản xin ý kiến của Ban Thi đua - Khen thưởngTrung ương sau 15 ngày kể từ khi nhận được văn bản đề nghị (tính theo dấu bưuđiện), cơ quan được xin ý kiến có trách nhiệm trả lời. Trường hợp không có ýkiến trả lời, tiếp sau 10 ngày Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương sẽ tiếnhành các thủ tục trình khen thưởng theo quy định.
16. Đối với những đơn vị có nghĩa vụ nộp ngân sách cho nhànước, khi trình các hình thức khen thưởng cấp nhà nước cho đơn vị và Thủ trưởngđơn vị, phải có xác nhận của cơ quan tài chính về những nội dung sau:
a) Xác nhận số tiền thuế và các khoản thu khác thực tế đãnộp trong năm so với đăng ký;
b) Tỷ lệ % về số nộp ngân sách nhà nước so với năm trước;
c) Đã nộp đủ, đúng các loại thuế, các khoản thu khác theoquy định của pháp luật và nộp đúng thời hạn.
17. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơquan thuộc Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Văn phòngQuốc hội, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dântối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốcViệt Nam, lãnh đạo cơ quan Trung ương của các đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhândân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm về thủ tục vànội dung hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ.
18. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thẩm định hồ sơkhen thưởng và trình Thủ tướng Chính phủ chậm nhất 15 ngày đối với các hồ sơ đủđiều kiện, 30 ngày đối với các trường hợp phải có ý kiến hiệp y. Việc xem xéthồ sơ đề nghị tặng danh hiệu Anh hùng được thực hiện theo Quy chế của Hội đồngThi đua - Khen thưởng Trung ương.
19. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương hướng dẫn thực hiệnvề thủ tục và cấp trình khen thưởng đối với các Tập đoàn kinh tế và Tổng Côngty nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, Đại học Quốc gia HàNội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
20. Trong một năm, không trình hai hình thức khen thưởng cấpnhà nước cho một đối tượng, trừ các trường hợp khen thưởng thành tích đột xuất.Các trường hợp đề nghị tặng thưởng Huân chương có tiêu chuẩn liên quan đến''Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ'', thì sau 2 năm được tặng ''Bằng khen Thủtướng Chính phủ'' mới đề nghị xét tặng Huân chương.
21. Văn phòng Chính phủ tổng hợp hồ sơ, trình Thủ tướngChính phủ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được tờ trình của Ban Thi đua- Khen thưởng Trung ương và hồ sơ theo quy định. Văn phòng Chủ tịch nước trìnhChủ tịch nước xem xét, quyết định khen thưởng trong thời hạn 15 ngày kể từ ngàycó văn bản đề nghị của Thủ tướng Chính phủ và hồ sơ theo quy định.
22. Các hình thức khen thưởng cấp nhà nước đối với các danhhiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”, “Anh hùng Lao động”, “Anh hùng Lực lượng vũtrang nhân dân” được lấy ý kiến nhân dân trên Internet do Ban Thi đua - Khenthưởng Trung ương thực hiện.
Bộ Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) chủ trì,phối hợp với các Bộ, cơ quan có liên quan quy định nội dung, hình thức lấy ýkiến nhân dân trên Cổng thông tin điện tử của Ban Thi đua - Khen thưởng Trungương.
Điều 54. Thủ tục xét tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toànquốc”
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơquan thuộc Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Văn phòngQuốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lãnh đạo cơquan Trung ương của các đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương trình Thủ tướng Chính phủ xét tặng danh hiệu “Chiến sỹthi đua toàn quốc” qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Bộ Nội vụ quy địnhthủ tục xét tặng danh hiệu ''Chiến sỹ thi đua toàn quốc'' đối với Toà án nhândân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Kiểm toán Nhà nước.
Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thẩm định hồ sơ, lấy ýkiến hiệp y các trường hợp theo phân cấp quản lý cán bộ và căn cứ tiêu chuẩnquy định trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” được xét tặng hàngnăm. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ gửi đến Ban Thi đua - Khen thưởng Trungương chậm nhất ngày 01 tháng 6 năm sau.
3. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ gồm có:
a) Tờ trình kèm theo danh sách đề nghị tặng danh hiệu “Chiếnsỹ thi đua toàn quốc” (02 bản) của Bộ, Ban, ngành, Văn phòng Chủ tịch nước, Vănphòng Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan Trung ươngcủa các đoàn thể, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) 01 bản báo cáo thành tích và 01 bản tóm tắt thành tíchcủa cá nhân đề nghị tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”, có xác nhậncủa cấp trình Thủ tướng Chính phủ;
c) Báo cáo tóm tắt về nội dung các đề tài, sáng kiến, kinhnghiệm, các giải pháp trong công tác và quản lý đem lại hiệu quả thiết thựcđược Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp Bộ, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương xác nhận (02 bản);
d) Biên bản và kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng Thi đua -Khen thưởng cấp Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương, cấp tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương. Các trường hợp đề nghị Thủ tướng Chính phủ phong tặng danhhiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” phải có số phiếu đồng ý của các thành viênHội đồng từ 90% trở lên (02 bản).
Điều 55. Hồ sơ, thủ tục xét tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đuacác cấp và danh hiệu thi đua khác
1. Các danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoànthể trung ương”, “Chiến sỹ thi đua cơ sở”, “Lao động tiên tiến”, “Chiến sỹ tiêntiến”, “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng”, “Tập thể lao độngtiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến” được xét tặng hàng năm. Thủ tục, hồ sơ xét tặngcác danh hiệu trên đây do các Bộ, ngành, đoàn thể trung ương và địa phương quyđịnh cụ thể, phù hợp với quy định tại Điều 84 Luật Thi đua, Khen thưởng.
2. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quy định và hướng dẫntiêu chuẩn danh hiệu “Gia đình văn hóa”, ''Thôn văn hóa'', ''Làng văn hóa'',''Bản văn hóa'', ''Ấp văn hóa'', ''Tổ dân phố văn hóa''.
Căn cứ quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và hướng dẫncủa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn xét tặng các danh hiệu “Giađình văn hóa”, ''Thôn văn hóa'', ''Làng văn hóa'', ''Bản văn hóa'', ''Ấp vănhóa'', ''Tổ dân phố văn hóa'', phù hợp với đặc điểm cụ thể của từng địa phương.
Điều 56. Hồ sơ, thủ tục xét tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”
1. Hồ sơ đề nghị tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” do Bộtrưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủnhiệm Văn phòng Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ tịch Ủy banTrung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lãnh đạo cơ quan Trung ương của các đoànthể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trìnhThủ tướng Chính phủ qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. Bộ Nội vụ quyđịnh về hồ sơ, thủ tục xét tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” đối với Toà án nhândân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Kiểm toán Nhà nước.
Chậm nhất ngày 30 tháng 4 năm sau, các Bộ, ngành, địa phươngphải có tờ trình và hồ sơ đề nghị gửi đến Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương;riêng hệ thống giáo dục đào tạo quốc dân trình chậm nhất vào ngày 30 tháng 11hàng năm.
2. “Cờ thi đua của Chính phủ” được xét tặng hàng năm.
3. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thẩm định thành tích,hồ sơ và trình Thủ tướng Chính phủ.
4. Chính phủ uỷ quyền cho Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyếtđịnh tặng “Cờ thi đua của Chính phủ”.
5. Hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng “Cờ thi đua củaChính phủ” gồm có:
a) Tờ trình kèm theo danh sách tập thể được đề nghị “Cờ thiđua của Chính phủ” (02 bản) của Bộ, Ban, ngành, Văn phòng Chủ tịch nước, Vănphòng Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan Trung ươngcủa các đoàn thể, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) 01 bản báo cáo thành tích và 01 bản tóm tắt thành tíchcủa tập thể được đề nghị “Cờ thi đua của Chính phủ”, có xác nhận của cấp trìnhThủ tướng Chính phủ;
c) Biên bản và kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng Thi đua -Khen thưởng cấp Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương, cấp tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương (02 bản).
6. Trường hợp đề nghị tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” chocác đơn vị tiêu biểu là các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thànhphố trực thuộc trung ương, các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước đượccác cụm, khối thi đua suy tôn trong phong trào thi đua do Hội đồng Thi đua -Khen thưởng Trung ương tổ chức sẽ có hướng dẫn riêng.
Điều 57. Hồ sơ, thủ tục xét tặng Huân chương các loại
1. Hồ sơ đề nghị tặng Huân chương các loại do Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ nhiệm Vănphòng Chủ tịch nước, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chánh án Toà án nhân dân tốicao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Chủtịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lãnh đạo cơ quan Trung ươngcủa các đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trungương trình Thủ tướng Chính phủ qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
2. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thẩm định hồ sơ,trình Thủ tướng Chính phủ xét, đề nghị Chủ tịch nước quyết định.
3. Việc xét tặng ''Huân chương Sao vàng'', "Huân chươngHồ Chí Minh" được thực hiện theo thông báo ý kiến của Bộ Chính trị về xéttặng thưởng Huân chương bậc cao.
4. Hồ sơ đề nghị tặng thưởng Huân chương các loại gồm có:
a) Tờ trình của Bộ, Ban, ngành, Văn phòng Chủ tịch nước, Vănphòng Quốc hội, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểmtoán Nhà nước, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan Trung ươngcủa các đoàn thể, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (03bản);
b) 01 bản báo cáo thành tích và 02 bản báo cáo tóm tắt thànhtích của các trường hợp đề nghị khen thưởng, có ý kiến xác nhận của cấp trìnhThủ tướng Chính phủ;
c) Biên bản và kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng Thi đua -Khen thưởng cấp Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương (03 bản).
5. Hồ sơ đề nghị khen thưởng cho người nước ngoài và ngườiViệt Nam ở nước ngoài gồm 03 bộ, mỗi bộ gồm có: tờ trình và bản báo cáo tóm tắtthành tích của cấp trình Thủ tướng Chính phủ.
Trường hợp cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng do cósáng kiến, phát minh, sáng chế, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệvà trong các lĩnh vực khác phải có xác nhận của cơ quan quản lý có thẩm quyền.
Điều 58. Hồ sơ, thủ tục xét tặng “B»ng khen của Thủ tướngChính phủ”
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơquan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,lãnh đạo cơ quan Trung ương của các đoàn thể, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cáctỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng''Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ'' qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.Bộ Nội vụ quy định về hồ sơ, thủ tục xét tặng “B»ng khen của Thủ tướng Chínhphủ” đối với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Kiểmtoán Nhà nước.
2. Hồ sơ đề nghị tặng thưởng Bằng khen của Thủ tướng Chínhphủ gồm có:
a) Tờ trình của Bộ, Ban, ngành, Văn phòng Chủ tịch nước, Vănphòng Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan Trung ươngcủa các đoàn thể, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (02bản);
b) 01 bản báo cáo thành tích và 01 bản báo cáo tóm tắt thànhtích của các trường hợp đề nghị khen thưởng, có ý kiến xác nhận của cấp trìnhThủ tướng Chính phủ;
c) Biên bản và kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng Thi đua -Khen thưởng cấp Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương, cấp tỉnh, thành phố trựcthuộc trung ương (02 bản).
3. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương thẩm định hồ sơ,trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 59. Hồ sơ, thủ tục xét tặng “Huân chương Đại đoàn kếtdân tộc”
1. “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc” được xét tặng hàng nămvào dịp Quốc khánh 2 tháng 9 và ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất ngày18 tháng 11.
2. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, thành phố có tráchnhiệm xem xét, đề xuất trường hợp đủ tiêu chuẩn, thông qua Hội đồng Thi đua -Khen thưởng cấp tỉnh xét; đối với các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương doHội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương xét. Chủtịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chánh án Toà án nhândân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhànước, lãnh đạo cơ quan Trung ương của các đoàn thể trình Thủ tướng Chính phủ.
Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương chủ trì, phối hợp vớiỦy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thẩm định, trình Thủ tướng Chínhphủ.
Điều 60. Hồ sơ, thủ tục xét tặng Huy chương
1. “Huy chương Quân kỳ quyết thắng”, “Huy chương Vì an ninhTổ quốc”, “Huy chương Chiến sỹ vẻ vang” các hạng được xét tặng 02 lần vào dịp19 tháng 5 và Quốc khánh 2 tháng 9 hàng năm do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trìnhThủ tướng Chính phủ qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
“Huy chương Hữu nghị” do Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trungương Đảng, Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam và các Bộ, Ban, ngành, đoànthể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình Thủ tướng Chính phủqua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
2. Hồ sơ trình khen thưởng Huy chương gồm có:
a) Tờ trình của Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương (03 bản);
b) Bản danh sách trích ngang của các trường hợp đề nghị khenthưởng Huy chương (03 bản).
Điều 61. Hồ sơ, thủ tục đơn giản
1. Các trường hợp xét khen thưởng theo thủ tục đơn giản đượcthực hiện theo quy định tại Điều 85 của Luật Thi đua, Khen thưởng.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng ngành, đoàn thể trung ương, tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương xét và đề nghị khen thưởng ngay sau khi cánhân, tập thể lập được thành tích xuất sắc, đột xuất.
3. Hồ sơ đề nghị khen thưởng theo thủ tục đơn giản gồm có:
a) Tờ trình đề nghị của cấp Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trungương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (03 bản);
b) Bản tóm tắt thành tích của cơ quan, đơn vị quản lý trựctiếp ghi rõ hành động, thành tích, công trạng để đề nghị khen thưởng theo thủtục đơn giản (03 bản).
4. Trường hợp khen thưởng đảm bảo bí mật an ninh quốc gia doBộ Quốc phòng, Bộ Công an hướng dẫn sau khi thống nhất với Bộ Nội vụ.
Điều 62. Hồ sơ, thủ tục xét tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt NamAnh hùng”
1. Hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” doChủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình Thủtướng Chính phủ qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
2. Bộ Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) chủ trì,phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đềnghị tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”.
Việc tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”được tiến hành hàng năm nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân ViệtNam 22 tháng 12.
Điều 63. Hồ sơ, thủ tục xét tặng danh hiệu “Tỉnh anh hùng”,“Thành phố anh hùng”, danh hiệu “Anh hùng Lao động”, “Anh hùng Lực lượng vũtrang nhân dân”
1. Hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu “Tỉnh anh hùng”, “Thành phốanh hùng”, “Anh hùng Lao động”, “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” (sau đâygọi tắt là danh hiệu Anh hùng) do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủtrưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Chủ nhiệmVăn phòng Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lãnhđạo cơ quan Trung ương của các đoàn thể, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Việntrưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán Nhà nước, Chủ tịch Ủy bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trình Thủ tướng Chính phủqua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
2. Trên cơ sở đề nghị của các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trungương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ý kiến đề nghị của Hội đồng Thiđua - Khen thưởng Trung ương và của cơ quan chức năng có liên quan, Ban Thi đua- Khen thưởng Trung ương thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ.
3. Hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu Anh hùng gồm có:
a) Tờ trình của các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương,tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (có ý kiến nhất trí đề nghị bằng văn bảncủa cấp uỷ Đảng cùng cấp);
b) Báo cáo thành tích của các đối tượng được đề nghị phongtặng danh hiệu Anh hùng có xác nhận của cấp trình Thủ tướng Chính phủ;
c) Biên bản và kết quả bỏ phiếu kín đề nghị tặng danh hiệuAnh hùng của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp Bộ, ngành, đoàn thể trung ương,tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Các trường hợp trình Thủ tướng Chính phủđề nghị Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng phải có số phiếu đồng ý củacác thành viên Hội đồng từ 90% trở lên.
4. Hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu Anh hùng quy định tại khoản3 Điều này gồm 03 bộ bản chính và 20 bộ photocopy.
Điều 64. Hồ sơ, thủ tục xét tặng danh hiệu “Nhà giáo, Thầythuốc, Nghệ sĩ, Nghệ nhân”
Danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo ưu tú”, “Thầy thuốcnhân dân, Thầy thuốc ưu tú”, “Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú”, “Nghệ nhân nhândân, Nghệ nhân ưu tú” được gọi tắt là danh hiệu “Nhà giáo, Thầy thuốc, Nghệ sỹ,Nghệ nhân” nhân dân, ưu tú.
1. Danh hiệu “Nhà giáo, Thầy thuốc, Nghệ sĩ, Nghệ nhân” nhândân, ưu tú do Hội đồng cấp nhà nước của các danh hiệu nêu trên xét, trình Thủtướng Chính phủ qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (danh hiệu Nhà giáo), Bộ Y tế(danh hiệu Thầy thuốc), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (danh hiệu Nghệ sĩ), BộCông thương (danh hiệu Nghệ nhân) phối hợp với Bộ Nội vụ, hướng dẫn chi tiết vềtiêu chuẩn, quy trình, thủ tục hồ sơ, trình các danh hiệu nêu trên.
3. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổng hợp hồ sơ thủtục, trình Thủ tướng Chính phủ.
4. Hồ sơ trình các danh hiệu “Nhà giáo, Thầy thuốc, Nghệ sĩ,Nghệ nhân” nhân dân, ưu tú gồm 03 bộ, mỗi bộ gồm có:
a) Tờ trình của Hội đồng cấp nhà nước (kèm theo danh sách);
b) Tóm tắt thành tích cá nhân, có xác nhận của Hội đồng cấpNhà nước;
c) Biên bản và kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng cấp Nhànước.
5. Danh hiệu “Nhà giáo, Thầy thuốc, Nghệ sĩ, Nghệ nhân” nhândân, ưu tú do Hội đồng cấp Nhà nước xét, trình Thủ tướng Chính phủ 2 năm mộtlần.
Điều 65. Hồ sơ, thủ tục xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh”và “Giải thưởng Nhà nước”
1. “Giải thưởng Hồ Chí Minh” và “Giải thưởng Nhà nước” doHội đồng cấp Nhà nước về lĩnh vực khoa học, công nghệ và Hội đồng cấp Nhà nướcvề lĩnh vực văn học, nghệ thuật xét, trình Thủ tướng Chính phủ qua Ban Thi đua- Khen thưởng Trung ương.
2. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổng hợp hồ sơ,trình Thủ tướng Chính phủ.
3. “Giải thưởng Hồ Chí Minh” xét và công bố 5 năm một lần,“Giải thưởng Nhà nước” xét và công bố 2 năm một lần vào dịp Quốc khánh 2 tháng9.
4. Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ gồm 03 bộ, mỗi bộ gồm có:
a) Tờ trình của Hội đồng cấp Nhà nước;
b) Báo cáo thành tích và các văn bản, tư liệu của tác giả cóliên quan đến công trình, tác phẩm, cụm công trình, cụm tác phẩm, có xác nhậncủa cơ quan có thẩm quyền;
c) Biên bản và kết quả bỏ phiếu kín của Hội đồng giải thưởngcấp nhà nước.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịchchủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn, quy trình, thủtục xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” và “Giải thưởng Nhà nước”.
Điều 66. Tổ chức tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng chocá nhân và tổ chức
Việc tổ chức tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho cánhân, tổ chức được thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Chương V
QUỸ THI ĐUA KHEN THƯỞNG
Mục 1. LẬP, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ QUỸ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG
Điều 67. Nguồn và mức trích quỹ
1. Quỹ thi đua, khen thưởng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơquan thuộc Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao,Kiểm toán Nhà nước được hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước với mức tối đabằng 20% tổng quỹ tiền lương theo ngạch, bậc của cán bộ, công chức, viên chứctrong biên chế và tiền công được duyệt cả năm và từ nguồn đóng góp của cá nhân,tổ chức trong nước, nước ngoài và các nguồn thu hợp pháp khác.
2. Quỹ thi đua khen thưởng của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xãđược hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước hàng năm với mức tối đa bằng 1,0%chi ngân sách thường xuyên đối với mỗi cấp ngân sách thuộc các tỉnh đồng bằng,thành phố và mức trích tối đa bằng 1,5% chi ngân sách thường xuyên đối với mỗicấp ngân sách thuộc các tỉnh miền núi, trung du, Tây Nguyên, vùng sâu, vùng xavà từ nguồn đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài và các nguồnthu hợp pháp khác.
3. Quỹ thi đua, khen thưởng của tổ chức chính trị, Ủy banTrung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội được cấp từnguồn ngân sách nhà nước (căn cứ tính chất hoạt động của từng tổ chức, Bộ Tàichính thống nhất tỷ lệ cấp hàng năm) và từ nguồn đóng góp của cá nhân, tổ chứctrong nước, ngoài nước và các nguồn thu hợp pháp khác.
4. Đối với các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổchức xã hội, nghề nghiệp do các tổ chức này tự quyết định từ nguồn khả năng tàichính của mình và từ nguồn đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoàivà từ các nguồn thu hợp pháp khác.
5. Quỹ thi đua, khen thưởng của các doanh nghiệp nhà nướcđược trích từ quỹ thi đua, khen thưởng của đơn vị theo quy định tại Nghị định số09/2009/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về ban hành Quy chế quảnlý tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanhnghiệp khác và nguồn đóng góp của cá nhân tổ chức trong nước, nước ngoài và cácnguồn thu hợp pháp khác.
6. Việc thành lập, quản lý, sử dụng quỹ thi đua, khen thưởngcủa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp thuộc các thành phầnkinh tế (trừ các doanh nghiệp nhà nước quy định tại khoản 5 Điều này) được thựchiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
7. Quỹ thi đua, khen thưởng của các hợp tác xã nông, lâm,ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, hợp tác xã vận tải, hợp tác xã xây dựng, hợptác xã nghề cá, nghề muối và trong các lĩnh vực khác được trích từ quỹ khôngchia của hợp tác xã (mức trích do hợp tác xã quyết định) và nguồn đóng góp củacác cá nhân, tổ chức trong nước, ngoài nước và các nguồn thu hợp pháp khác.
Điều 68. Sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng
1. Quỹ thi đua, khen thưởng được sử dụng để:
a) Chi cho in ấn giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, làmcác kỷ niệm chương, huy hiệu, cờ thi đua, khung bằng khen;
b) Chi tiền thưởng hoặc tặng phẩm lưu niệm cho các cá nhân,tập thể;
c) Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương chi các khoản kinhphí để in ấn bằng, làm khung bằng, cờ, Huân chương, Huy chương đối với các hìnhthức khen thưởng do Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch nước Quyết định khen thưởngtừ nguồn ngân sách nhà nước;
d) Trích 20% trong tổng Quỹ thi đua, khen thưởng của từngcấp để chi cho công tác tổ chức, chỉ đạo các phong trào thi đua.
2. Cá nhân, tập thể được khen thưởng ngoài việc được côngnhận các danh hiệu thi đua, Cờ Thi đua, danh hiệu vinh dự Nhà nước, Giải thưởngHồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước; tặng thưởng Huân chương, Huy chương, Bằngkhen, Kỷ niệm chương, Giấy khen kèm theo khung bằng; còn được thưởng tiền hoặchiện vật có giá trị tương đương quy định tại các Điều 71, 72, 73, 75 và 76 Nghịđịnh này theo nguyên tắc:
a) Danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cao hơn thì mứctiền thưởng cao hơn;
b) Trong cùng một hình thức, cùng một mức khen, mức tiềnthưởng đối với tập thể cao hơn mức tiền thưởng đối với cá nhân;
c) Trong cùng một thời điểm, cùng một đối tượng khen thưởngnếu đạt được các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng khác nhau, thì đượcnhận tiền thưởng (hoặc tặng phẩm kèm theo) đối với mỗi danh hiệu và hình thứckhen thưởng có mức thưởng cao nhất;
d) Trong cùng một thời điểm, một đối tượng đạt nhiều danhhiệu thi đua, các danh hiệu đó có thời gian để đạt được thành tích khác nhauthì được nhận tiền thưởng của các danh hiệu.
3. Người Việt Nam ở nước ngoài, cá nhân tập thể người nướcngoài, được khen các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng và kèm theotặng phẩm lưu niệm.
Điều 69. Quản lý quỹ thi đua, khen thưởng
1. Quỹ thi đua, khen thưởng của cấp nào do cơ quan thi đua,khen thưởng cấp đó quản lý; nguồn trích, tỷ lệ và mức trích trên cơ sở dự toánkế hoạch; việc quyết toán căn cứ số chi thực tế theo đúng chế độ, chính sáchquy định.
2. Thủ trưởng cơ quan cấp nào ra quyết định khen thưởng thìcấp đó chịu trách nhiệm chi tiền thưởng từ nguồn tiền thưởng do cấp mình quảnlý.
Các tập thể, cá nhân thuộc Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trungương, địa phương được Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước quyết định khen thưởngthì Bộ, Ban, ngành, đoàn thể, địa phương đó có trách nhiệm chi thưởng từ ngânsách nhà nước của cấp mình và hạch toán chi thành mục riêng.
Mục 2. MỨC TIỀN THƯỞNG VÀ CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI
Điều 70. Cách tính tiền thưởng
1. Tiền thưởng cho tập thể, cá nhân được khen thưởng đượctính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định đang có hiệulực vào thời điểm ban hành quyết định công nhận các danh hiệu thi đua, danhhiệu vinh dự Nhà nước hoặc quyết định khen thưởng.
2. Tiền thưởng sau khi nhân với hệ số mức lương tối thiểuchung được làm tròn số lên hàng chục ngàn đồng tiền Việt Nam.
Điều 71. Danh hiệu thi đua
1. Đối với cá nhân:
a) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” được tặng Bằng,Huy hiệu và được thưởng 4,5 lần mức lương tối thiểu chung;
b) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thểtrung ương” được tặng giấy chứng nhận, huy hiệu và được thưởng 3,0 lần mức lươngtối thiểu chung;
c) Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” được thưởng 1,0 lầnmức lương tối thiểu chung;
d) Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” đượcthưởng 0,3 lần mức lương tối thiểu chung.
2. Đối với tập thể:
a) Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyếtthắng” được tặng Giấy chứng nhận và được thưởng 1,5 lần mức lương tối thiểuchung;
b) Danh hiệu “Tập thể Lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiêntiến” được tặng Giấy chứng nhận và được thưởng 0,8 lần mức lương tối thiểuchung;
c) Danh hiệu “Gia đình văn hóa” được cấp giấy chứng nhận(trường hợp tiêu biểu được kèm theo tiền thưởng 0,1 lần mức lương tối thiểuchung);
d) Danh hiệu “Thôn văn hoá”, “Làng văn hoá”, “Ấp văn hoá”,“Bản văn hoá”, “Tổ dân phố văn hoá” được tặng giấy chứng nhận và được thưởng1,5 lần mức lương tối thiểu chung;
đ) Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” được tặng cờ và đượcthưởng 24,5 lần mức lương tối thiểu chung;
e) Danh hiệu “Cờ thi đua cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trungương” được tặng cờ và được thưởng 15,5 lần mức lương tối thiểu chung.
Điều 72. Huân chương các loại
1. Cá nhân được tặng hoặc truy tặng huân chương các loạiđược tặng Bằng, Huân chương kèm theo mức tiền thưởng như sau:
a) “Huân chương Sao vàng”: 46,0 lần mức lương tối thiểuchung;
b) “Huân chương Hồ Chí Minh”: 30,5 lần mức lương tối thiểuchung;
c) “Huân chương Độc lập” hạng nhất, “Huân chương Quân công”hạng nhất: 15,0 lần mức lương tối thiểu chung;
d) “Huân chương Độc lập” hạng nhì, “Huân chương Quân công”hạng nhì: 12,5 lần mức lương tối thiểu chung;
đ) “Huân chương Độc lập” hạng ba, “Huân chương Quân công”hạng ba: 10,5 lần mức lương tối thiểu chung;
e) “Huân chương Lao động” hạng nhất, ''Huân chương Chiếncông'' hạng nhất, “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhất: 9,0 lần mức lương tốithiểu chung;
g) “Huân chương Lao động” hạng nhì, ''Huân chương Chiếncông'' hạng nhì, “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhì, “Huân chương Đại đoànkết dân tộc”: 7,5 lần mức lương tối thiểu chung;
h) “Huân chương Lao động” hạng ba, ''Huân chương Chiến công''hạng ba, “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng ba và “Huân chương Dũng cảm”: 4,5lần mức lương tối thiểu chung.
2. Tập thể được tặng thưởng Huân chương các loại, được tặngthưởng Bằng, Huân chương kèm theo mức tiền thưởng gấp 2 lần mức tiền thưởng đốivới cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 73. Danh hiệu vinh dự nhà nước
1. Bà mẹ được tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt NamAnh hùng” được tặng Huy hiệu, Bằng danh hiệu và được thưởng: 15,5 lần mức lươngtối thiểu chung.
2. Cá nhân được tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lựclượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động” được tặng Bằng, Huy hiệu Anh hùngvà được thưởng: 15,5 lần mức lương tối thiểu chung.
Tập thể được tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trangnhân dân”, “Anh hùng Lao động” được tặng Bằng, Huy hiệu và kèm theo mức tiềnthưởng gấp 2 lần mức tiền thưởng đối với cá nhân.
3. Cá nhân được phong tặng danh hiệu: “Nhà giáo nhân dân”,“Nhà giáo ưu tú”, “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”, “Nghệ sĩ nhândân”, “Nghệ sĩ ưu tú”, “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” được tặng thưởngHuy hiệu, Bằng khen và mức tiền thưởng đối với danh hiệu “nhân dân” là: 12,5lần mức lương tối thiểu chung; danh hiệu “ưu tú” là: 9,0 lần mức lương tốithiểu chung.
Điều 74. “Giải thưởng Hồ Chí Minh” và “Giải thưởng Nhà nước”
1. “Giải thưởng Hồ Chí Minh” và “Giải thưởng Nhà nước” vềkhoa học và công nghệ được cấp Bằng và tiền thưởng do Bộ Khoa học và Công nghệphối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương)thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. “Giải thưởng Hồ Chí Minh” và “Giải thưởng Nhà nước” vềvăn học nghệ thuật được tặng thưởng Bằng và tiền thưởng do Bộ Văn hóa - Thểthao và Du lịch phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ (Ban Thi đua - Khenthưởng Trung ương) thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 75. Bằng khen, Giấy khen
1. Đối với cá nhân:
a) “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” được tặng Bằng vàđược thưởng 1,5 lần mức lương tối thiểu chung;
b) “Bằng khen cấp Bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương” đượctặng Bằng và được thưởng 1,0 lần mức lương tối thiểu chung;
c) Cá nhân được tặng giấy khen quy định tại các điểm a, b,c, d khoản 2 Điều 74 Luật Thi đua, Khen thưởng được kèm theo mức tiền thưởng0,3 lần mức lương tối thiểu chung;
d) Cá nhân được tặng Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dâncấp xã được kèm theo mức tiền thưởng 0,15 lần mức lương tối thiểu chung.
2. Đối với tập thể:
a) “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ”, “Bằng khen cấp Bộ,ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương” được tặng Bằng và được thưởng gấp 2 lần mứctiền thưởng đối với cá nhân quy định tại các điểm a, b khoản 1 Điều này.
b) Tập thể được tặng giấy khen các cấp được kèm theo tiềnthưởng gấp 2 lần tiền thưởng đối với cá nhân quy định tại các điểm c, d khoản 1Điều này.
Điều 76. Huy chương, Kỷ niệm chương
1. Cá nhân được tặng Huy chương các loại, được tặng Bằng,Huy chương và được thưởng 1,5 lần mức lương tối thiểu chung.
2. Cá nhân được tặng Kỷ niệm chương của Bộ, Ban, ngành, đoànthể trung ương được tặng Giấy chứng nhận, Kỷ niệm chương và được thưởng khôngquá 0,6 lần mức lương tối thiểu chung.
Điều 77. Các quyền lợi khác
Cá nhân được tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, ngành,tỉnh, đoàn thể trung ương”, danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”, được tặngHuân chương, danh hiệu vinh dự Nhà nước, ''Giải thưởng Hồ Chí Minh'', ''Giảithưởng Nhà nước'', ngoài việc được khen thưởng theo quy định của Nghị định này,được ưu tiên xét lên lương sớm trước thời hạn, ưu tiên cử đi nghiên cứu, họctập, công tác, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ở trong nướcvà nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.
Chương VI
QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA CÁ NHÂN, TẬPTHỂ; HÀNH VI VI PHẠM, XỬ LÝ VI PHẠM; KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI,TỐ CÁO VỀ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG; TƯỚC VÀ PHỤC HỒI DANH HIỆU
Điều 78. Quyền của cá nhân, tập thể trong thi đua, khenthưởng
1. Được tham gia các phong trào thi đua do Nhà nước, cơquan, tổ chức, đơn vị phát động.
2. Được đề nghị xét tặng danh hiệu, hình thức khen thưởngtheo đúng quy định của pháp luật.
3. Có quyền góp ý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xét tặngdanh hiệu, hình thức khen thưởng cho cá nhân, tập thể có đủ thành tích và tiêuchuẩn theo quy định của pháp luật.
4. Đề nghị cấp có thẩm quyền không xét tặng danh hiệu, hìnhthức khen thưởng, thu hồi các danh hiệu, hình thức khen thưởng đã được tặnghoặc khen thưởng không đúng tiêu chuẩn, không đúng thủ tục do pháp luật quyđịnh.
Điều 79. Nghĩa vụ của cá nhân, tập thể trong thi đua, khenthưởng
1. Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, của cơquan, tổ chức, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng.
2. Không góp ý mang tính xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cánhân, tập thể được dự kiến xét tặng danh hiệu, hình thức khen thưởng hoặc đãđược tặng danh hiệu, hình thức khen thưởng.
3. Từ chối nhận danh hiệu hoặc hình thức khen thưởng khôngxứng đáng với thành tích và không đúng tiêu chuẩn, thủ tục do pháp luật quyđịnh.
Điều 80. Hành vi vi phạm và hình thức xử lý đối với cá nhân,tập thể được khen thưởng
Hành vi vi phạm của cá nhân hoặc tập thể được khen thưởng:
a) Vi phạm các khoản 3 và 4 Điều 14 của Luật Thi đua, Khenthưởng;
b) Cố tình che dấu hành vi vi phạm chủ trương, đường lối,chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước để đề nghị cấp có thẩm quyền khenthưởng;
c) Dùng tiền, các lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác nhằmmua chuộc người, cơ quan có thẩm quyền khen thưởng để được khen thưởng;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luậtvào công tác khen thưởng.
2. Hình thức xử lý đối với cá nhân, tập thể có hành vi viphạm quy định tại khoản 1 Điều này:
a) Bị huỷ bỏ quyết định khen thưởng và bị thu hồi hiện vật,tiền thưởng đã nhận;
b) Tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, người viphạm bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự,nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật;
c) Tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, ngườiđứng đầu tập thể có hành vi vi phạm khoản 1 Điều này bị xử lý kỷ luật hoặc bịtruy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, nếu gây thiệt hại thìphải bồi thường theo quy định của pháp luật;
d) Cơ quan có thẩm quyền công bố trên phương tiện thông tinđại chúng về hành vi vi phạm và hình thức xử lý đối với các hành vi vi phạmpháp luật của cá nhân, tập thể quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
Điều 81. Hành vi vi phạm và hình thức xử lý đối với người vàcơ quan có thẩm quyền quyết định khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền quyếtđịnh khen thưởng
1. Hành vi vi phạm của người hoặc tập thể có thẩm quyềntrong quá trình thực hiện thủ tục và quyết định khen thưởng:
a) Xác nhận sai sự thật về thành tích của cá nhân, tập thể;
b) Làm giả hồ sơ, giấy tờ cho người khác để đề nghị khenthưởng;
c) Nhận tiền, các lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác để khenthưởng theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để ra quyết định khen thưởngtrái pháp luật;
đ) Không thực hiện đúng quy trình, thủ tục xét khen thưởngtheo quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2. Hình thức xử lý đối với cá nhân, tổ chức có hành vi viphạm quy định tại khoản 1 Điều này:
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này tuỳtheo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bịtruy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quyđịnh của pháp luật.
Điều 82. Khiếu nại, tố cáo về thi đua, khen thưởng
1. Cá nhân, tổ chức có quyền khiếu nại về:
a) Nhận xét sai sự thật của cấp có thẩm quyền đối với thànhtích và khuyết điểm của mình trong hồ sơ, thủ tục, trình cấp có thẩm quyền xét khenthưởng;
b) Cá nhân, cấp có thẩm quyền thực hiện không đúng thủ tục,quy trình trình cấp có thẩm quyền khen thưởng.
2. Cá nhân có quyền tố cáo cấp có thẩm quyền về:
a) Hành vi vi phạm Điều 14 Luật Thi đua, Khen thưởng;
b) Quyết định khen thưởng cho cá nhân, tập thể không đúngtiêu chuẩn, không đúng quy định của pháp luật;
Hành vi trù dập cá nhân của cấp có thẩm quyền.
3. Hình thức khiếu nại, tố cáo:
a) Trực tiếp gặp người, cơ quan có thẩm quyền khen thưởnghoặc đề nghị khen thưởng;
b) Gửi văn bản đến người, cơ quan có thẩm quyền khen thưởng.
Điều 83. Giải quyết khiếu nại, tố cáo
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm giảiquyết khiếu nại, tố cáo về thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật về khiếunại, tố cáo.
Điều 84. Thủ tục, hồ sơ tước hoặc phục hồi danh hiệu
1. Cá nhân được tặng thưởng danh hiệu: “Bà mẹ Việt Nam Anhhùng”, “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”, “Anh hùng Lao động”, “Nhà giáonhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”, “Thầy thuốc nhân dân”, “Thầy thuốc ưu tú”, “Nghệsĩ nhân dân”, “Nghệ sĩ ưu tú”, “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” mà viphạm pháp luật, bị toà án xét xử bằng hình thức từ phạt tù nhưng cho hưởng ántreo trở lên và bản án đã có hiệu lực pháp luật thì bị tước danh hiệu.
2. Căn cứ quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án,các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trungương đã trình khen thưởng cho các trường hợp vi phạm pháp luật theo quy địnhtại khoản 1 Điều này, sau 30 ngày kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, cótrách nhiệm làm các thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước raquyết định tước danh hiệu vinh dự nhà nước.
Hồ sơ đề nghị tước danh hiệu vinh dự nhà nước gồm có:
a) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của cấp Bộ, Ban, ngành, đoànthể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Báo cáo tóm tắt nội dung vi phạm pháp luật và bản án hoặcquyết định của Tòa án.
3. Trường hợp bị xét xử oan, sai được cơ quan có thẩm quyềnminh oan, sửa sai thì cá nhân được phục hồi và trao lại danh hiệu đã bị tước.
Hồ sơ đề nghị phục hồi và trao lại danh hiệu vinh dự nhànước gồm có:
a) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ của cấp Bộ, ngành, đoàn thểtrung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Báo cáo tóm tắt nội dung thuyết minh, giải trình và ýkiến của cơ quan có thẩm quyền.
Chương VII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 85. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6năm 2010 và thay thế Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 củaChính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi đua,Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng.
2. Bãi bỏ những quy định trước đây trái với Nghị định này.
3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định việc thực hiện Nghị địnhnày. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ kiểm tra,đôn đốc các cấp, các ngành thực hiện Nghị định này.
4. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Nội vụ xây dựng, ban hànhthông tư liên tịch quy định các chức danh tương đương trong Quân đội nhân dânvà Công an nhân dân để xét khen thưởng cho các cá nhân thuộc lực lượng vũ trangnhân dân.
5. Căn cứ Luật Thi đua, Khen thưởng và Nghị định này, tổchức chính trị, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thànhviên, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhànước tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng ở cơ quan, tổ chức, đơn vịmình.
6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơquan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trungương, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thihành Nghị định này./.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW; - Văn phòng TW và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các UB của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính QG; - Ngân hàng Chính sách Xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, TCCV (10b). N | TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng |