Nhân ngày quốc tế chống thuốc lá 31/5/2010 tặng anh em Bài thơ hút thuốc !!!

0 nhận xét
                                     Nếu có ngày tôi buông tay điếu thuốc
 Đó là lúc chẳng lê nổi bước chân
 Khói thuốc kia mê ảo cả tinh thần
 Rít 1 hơi , cho đời thêm nhẹ nhõm

 
Có những khi , đau đớn ngập trong tim
 1 tình yêu , sao quá khó kiếm tìm
Ngậm điếu thuốc , sao thấy đời quá ngắn
Miệng khẽ run , gọi mấy tiếng , tên em

Có những khi , buồn bã chẳng buông tha
Bạn bè đông , sao chẳng ai nhận ra
Ngậm điếu thuốc , sao thấy mình ngốc thế
Vẫn nhiều lắm , những người tốt với ta


Có những khi , cuộc sống quá khó khăn
Muốn né tránh , tự cuốn mình trong chăn
Thò đầu ra , lại châm 1 điếu thuốc
Rít 1 hơi , việc khéo phải lăn tăn

Có những khi , thấy mình thật hư hỏng
Nhớ mẹ cha , bao lần đã phiền lòng
Bật lửa đâu , phải châm 1 điếu thuốc
Đời còn dài , làm lại có được không

Có những khi , lại thấy mình vô dụng
Làm được gì ? cứ tồn tại , mông lung
Rít 1 hơi , niềm tin như lại đến...
Vẫn là tôi , vẫn sống ...chẳng ngượng ngùng
Read more...

NGHỊ ĐỊNH Số: 56/2010/NĐ-CP ngày 24/5/2010 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 107/2007/NĐ-CP NGÀY 25 THÁNG 6 NĂM 2007 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT CƯ TRÚ

0 nhận xét

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Cư trú ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2007 của Chính phủquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú như sau:
1. Điều 3 được sửa đổi, bổ sungnhư sau:
Điều 3. Nghiêm cấm cáchành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp củacông dân
1. Quy định về hộ khẩu theo Luật Cưtrú gồm các nội dung sau đây:
a) Đăng ký, quản lý thường trú;
b) Đăng ký, quản lý tạm trú;
c) Thông báo lưu trú;
d) Khai báo tạm vắng.

2. Các hành vi lạm dụng quy định vềhộ khẩu làm hạn chế quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bị nghiêm cấm, gồm:
a) Ban hành văn bản quy phạm phápluật, văn bản khác liên quan đến quy định về hộ khẩu mà làm hạn chế quyền, lợiích hợp pháp của công dân;
b) Ban hành văn bản quy phạm phápluật, văn bản khác liên quan đến quy định về hộ khẩu trái với quy định của LuậtCư trú và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành;
c) Ban hành quy định hạn chế quyềntự do cư trú của công dân trái thẩm quyền, trình tự, thủ tục do pháp luật quyđịnh;
d) Đưa ra các quy định về hộ khẩulàm điều kiện để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;
đ) Giải quyết trái quy định củapháp luật cư trú hoặc từ chối giải quyết các yêu cầu về hộ khẩu của công dânlàm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;
e) Cho người khác nhập hộ khẩu vàosổ hộ khẩu, chỗ ở của mình để trục lợi hoặc cho nhập hộ khẩu vào cùng một chỗở, nhưng không bảo đảm diện tích sàn tối thiểu trên đầu người theo quy định;
g) Ký hợp đồng lao động không xácđịnh thời hạn với người lao động không thuộc doanh nghiệp của mình để nhập hộkhẩu.
3. Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dâncác cấp có trách nhiệm:
a) Kiểm tra, rà soát các văn bảnquy phạm pháp luật và các văn bản khác trong lĩnh vực quản lý của mình liênquan đến quy định về hộ khẩu để sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc kiến nghị cơ quancó thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những nội dung trái với Luật Cư trú vàcác văn bản hướng dẫn Luật Cư trú làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của côngdân;
b) Ban hành các văn bản quy phạmpháp luật, văn bản khác thuộc thẩm quyền có liên quan đến quy định về hộ khẩuphải bảo đảm đúng với Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn Luật Cư trú; khôngđược làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;
c) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát cáccơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý trong việc thực hiện Luật Cưtrú và các văn bản hướng dẫn Luật Cư trú;
d) Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịpthời, nghiêm minh hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền, lợiích hợp pháp của công dân.
4. Công dân có quyền phát hiện,thông báo kịp thời và giúp đỡ cơ quan có thẩm quyền trong việc ngăn chặn, xử lýcác hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp củacông dân”.
2. Điều 4 được sửa đổi, bổsung như sau:
“Điều 4. Nơi cư trú của công dân
1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ởhợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơithường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại mộtchỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống.
Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyềnsở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, chomượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Đối với chỗ ở do thuê, mượn hoặc ởnhờ tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh phải bảo đảm diện tích tốithiểu là 5 m2 sàn/01 người.
2. Trường hợp không xác định đượcnơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này, thì nơi cư trú củacông dân là nơi người đó đang sinh sống và có xác nhận của Công an xã, phường,thị trấn.
3. Chỗ ở hợp pháp bao gồm:
a) Nhà ở;
b) Tàu, thuyền, phương tiện khácnhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân;
c) Nhà khách thuộc điểm a, điểm bkhoản này nhưng được sử dụng nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ giađình, cá nhân.
4. Không đăng ký thường trú khicông dân chuyển đến chỗ ở mới, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm,khu vực cấm xây dựng hoặc lấn chiếm mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹthuật, di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng;
b) Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ởnằm trên đất lấn chiếm trái phép;
c) Chỗ ở đã có phương án bồithường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhàở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liênquan đến quyền sở hữu, sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định củapháp luật (trừ trường hợp những người có quan hệ là ông, bà nội, ngoại, cha,mẹ, vợ, chồng, con chuyển đến ở với nhau);
d) Chỗ ở bị kê biên, tịch thu đểthi hành án, trưng mua theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Chỗ ở là nhà ở đã có quyết địnhphá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
3. Điều 5 được sửa đổi, bổsung như sau:
“Điều 5. Giấy tờ chứng minh chỗở hợp pháp
1. Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợppháp để đăng ký thường trú là một trong các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợppháp thuộc quyền sở hữu của công dân là một trong các giấy tờ sau đây:
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhàở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thờikỳ;
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất ởtheo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó);
- Giấy phép xây dựng theo quy địnhcủa pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép);
- Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sởhữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
- Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờchứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năngkinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;
- Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho,đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã,phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã);
- Giấy tờ về giao tặng nhà tìnhnghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ giađình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác;
- Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quanhành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệulực pháp luật;
- Giấy tờ có xác nhận của Ủy bannhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyềnsử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;
- Giấy tờ chứng minh về đăng kýtàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của phươngtiện sử dụng để ở. Trường hợp không có giấy đăng ký thì cần có xác nhận của Ủyban nhân dân cấp xã về việc có tàu, thuyền, phương tiện khác sử dụng để ở thuộcquyền sở hữu hoặc xác nhận việc mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế tàu, thuyền,phương tiện khác và địa chỉ bến gốc của phương tiện đó.
b) Giấy tờ chứng minh việc chothuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ởnhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc của cá nhân (trường hợp hợp đồngcho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân phải được công chứnghoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã). Đối với nhà ở, nhà khác tại thànhphố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh trong hợp đồng phải ghi rõ diện tích chothuê, cho mượn, cho ở nhờ;
c) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức, cơsở tôn giáo về việc công dân có chỗ ở thuộc trường hợp quy định tại điểm c,điểm d khoản 1 Điều 26 của Luật Cư trú;
d) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức dothủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sửdụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chứcgiao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan,tổ chức) hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã là nhà ở đó không có tranhchấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng.
2. Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợppháp để đăng ký tạm trú là một trong các giấy tờ sau đây:
a) Một trong những giấy tờ quy địnhtại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp là hợpđồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân thì hợp đồng đókhông cần công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Văn bản cam kết của công dân vềviệc có chỗ ở thuộc quyền sử dụng của mình và không có tranh chấp về quyền sửdụng nếu không có một trong các giấy tờ quy định tại điểm a khoản này.
3. Trong trường hợp các văn bảnpháp luật về nhà ở có thay đổi thì Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể cácgiấy tờ khác chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú, tạm trú phù hợpvới văn bản pháp luật đó”.
4. Điều 7 được sửa đổi, bổsung như sau:
“Điều 7. Điều kiện công dân tạmtrú được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương
1. Công dân đang tạm trú nếu có đủcác điều kiện dưới đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộcTrung ương:
a) Có chỗ ở hợp pháp tại thành phốtrực thuộc Trung ương và tạm trú liên tục tại chỗ ở đó từ một năm trở lên;
b) Nơi đề nghị được đăng ký thườngtrú phải là nơi đang tạm trú.
2. Thời hạn tạm trú được tính từngày công dân đăng ký tạm trú đến ngày công dân nộp hồ sơ đăng ký thường trú.
3. Giấy tờ chứng minh thời hạn tạmtrú là một trong các giấy tờ sau đây:
a) Sổ tạm trú cấp cho hộ gia đìnhhoặc cấp cho cá nhân theo mẫu quy định của Bộ Công an;
b) Xác nhận của Công an xã, phường,thị trấn về thời gian và nơi đăng ký tạm trú (đối với trường hợp đăng ký tạmtrú nhưng không cấp sổ tạm trú).”
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hànhkể từ ngày 10 tháng 7 năm 2010.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Công an chịu tráchnhiệm tổ chức, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị địnhnày./.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NC (5b).
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng
Read more...

QUYẾT ĐỊNH Số: 734/QĐ-TTg ngày 25 tháng 05 năm 2010 của THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ về PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 34/2009/QH12 NGÀY 19 THÁNG 6 NĂM 2009 CỦA QUỐC HỘI KHÓA XII VỀ ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

0 nhận xét

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 34/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 của Quốc hội khóa XIIvề đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh antoàn thực phẩm;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theoQuyết định này Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 34/2009/QH12 ngày 19 tháng 6năm 2009 của Quốc hội khóa XII về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật vềquản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
Điều 2. Quyết định này cóhiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủtrưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy bannhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyếtđịnh này.


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính QG;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành VSATTP;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (5b).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Nguyễn Thiện Nhân

KẾ HOẠCH
THỰCHIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 34/2009/QH12 NGÀY 19 THÁNG 6 NĂM 2009 CỦA QUỐC HỘI KHÓA XIIVỀ ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, VỆ SINH ANTOÀN THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 734/QĐ-TTg ngày 25 tháng 05 năm 2010 của Thủtướng Chính phủ)
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU
1. Mục tiêu
Việc xây dựng Kế hoạch nhằm đẩymạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toànthực phẩm.
2. Yêu cầu
Các Bộ, ngành được giao nhiệm vụchủ trì hoặc tham gia phối hợp cần đảm bảo các nội dung sản phẩm đạt chất lượngcao, hoàn thành đúng tiến độ đề ra.
II. CÁC NỘI DUNG CỤ THỂ
1. Xây dựng, ban hành các văn bảnquy phạm pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
a) Trình Quốc hội xem xét và thôngqua Luật An toàn thực phẩm.
- Thời gian trình Quốc hội: tại kỳhọp thứ bảy của Quốc hội khóa XII (tháng 5 năm 2010).
- Cơ quan soạn thảo: Bộ Y tế.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng Chínhphủ, Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Khoahọc và Công nghệ, Bộ Tài chính.
- Sản phẩm: Luật An toàn thực phẩm.
b) Trình Chính phủ dự thảo Nghịđịnh quy định phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
- Thời gian trình: quý I/2011.
- Cơ quan soạn thảo: Bộ Y tế.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Nội vụ, BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ,Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Sản phẩm: Nghị định của Chính phủ.
c) Trình Chính phủ dự thảo Nghịđịnh quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
- Thời gian trình: quý I/2011.
- Cơ quan soạn thảo: Bộ Y tế.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tàinguyên và Môi trường.
- Sản phẩm: Nghị định của Chính phủ.
d) Trình Chính phủ dự thảo Nghịđịnh quy định về tổ chức và hoạt động của thanh tra an toàn thực phẩm.
- Thời gian trình: quý I/2011.
- Cơ quan soạn thảo: Bộ Y tế.
- Cơ quan phối hợp chính: Bộ Nộivụ, Thanh tra Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương.
- Sản phẩm: Nghị định của Chính phủ.
đ) Trình Chính phủ dự thảo Nghịđịnh quy định về xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.
- Thời gian trình: quý II/2011.
- Cơ quan soạn thảo: Bộ Y tế.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp, BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ,Bộ Tài chính.
- Sản phẩm: Nghị định của Chính phủ.
e) Trình Chính phủ dự thảo Nghịđịnh quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm vi phạm an toàn thực phẩm.
- Thời gian trình: quý I/2011.
- Cơ quan soạn thảo: Bộ Y tế.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tàichính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp.
- Sản phẩm: Nghị định của Chính phủ.
g) Rà soát, sửa đổi, bổ sung, trìnhcơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quyphạm pháp luật về an toàn thực phẩm để điều chỉnh toàn diện, đồng bộ và thốngnhất các vấn đề về quản lý an toàn thực phẩm.
- Cơ quan thực hiện: Các Bộ thamgia quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.
- Sản phẩm: Nghị định của Chínhphủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
h) Xây dựng và ban hành theo thẩmquyền các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn thực phẩmtheo đúng lộ trình yêu cầu của Tổ chức Thương mại thế giới.
- Cơ quan thực hiện: Bộ Y tế, BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Sản phẩm: Thông tư của các Bộ.
2. Xây dựng, ban hành kế hoạch,chương trình, đề án bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
a) Trình Thủ tướng Chính phủ banhành Quyết định phê duyệt chiến lược quốc gia bảo đảm an toàn thực phẩm giaiđoạn từ năm 2011 đến năm 2020.
- Thời gian trình: quý III/2010.
- Cơ quan soạn thảo: Bộ Y tế.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Kế hoạch vàĐầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương,Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Sản phẩm: Quyết định của Thủtướng Chính phủ.
b) Trình Thủ tướng Chính phủ banhành Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thựcphẩm giai đoạn 2011 – 2015.
- Thời gian trình: quý III/2010.
- Cơ quan soạn thảo: Bộ Y tế.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.
- Sản phẩm: Quyết định của Thủtướng Chính phủ.
c) Trình Thủ tướng Chính phủ banhành Quyết định phê duyệt Đề án Tăng cường năng lực Chi cục An toàn vệ sinhthực phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Thời gian trình: quý II/2010.
- Cơ quan soạn thảo: Bộ Y tế.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Kế hoạch vàĐầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương.
- Sản phẩm: Quyết định của Thủtướng Chính phủ.
d) Trình Thủ tướng Chính phủ ban hànhQuyết định phê duyệt Đề án tăng cường năng lực quản lý chất lượng, an toàn thựcphẩm nông lâm thủy sản và muối từ Trung ương đến địa phương.
- Thời gian trình: quý II/2010.
- Cơ quan soạn thảo: Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Kế hoạch vàĐầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộcTrung ương.
- Sản phẩm: Quyết định của Thủtướng Chính phủ.
đ) Trình Thủ tướng Chính phủ banhành Quyết định phê duyệt Đề án xây dựng hệ thống cảnh báo nhanh và phân tíchnguy cơ về an toàn thực phẩm.
- Thời gian trình: Quý IV/2010.
- Cơ quan soạn thảo: Bộ Y tế.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Công Thương,Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Sản phẩm: Quyết định của Thủtướng Chính phủ.
e) Trình Thủ tướng Chính phủ banhành Quyết định phê duyệt Đề án phát triển vùng sản xuất nông lâm thủy sản tậptrung bảo đảm an toàn thực phẩm (khuyến khích hình thức trang trại, an toàndịch bệnh, an toàn thực phẩm, thân thiện môi trường, gắn với phát triển thịtrường hàng hóa nông sản an toàn).
- Thời gian trình: quý IV/2010.
- Cơ quan soạn thảo: Bộ Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Y tế, Bộ Tàinguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Sản phẩm: Quyết định của Thủtướng Chính phủ.
g) Trình Thủ tướng Chính phủ banhành Quyết định phê duyệt Đề án phòng chống thực phẩm giả, thực phẩm có nguồngốc nhập lậu, gian dối thương mại, trong kinh doanh, lưu thông thực phẩm.
- Thời gian trình: quý III/2010.
- Cơ quan soạn thảo: Bộ Công Thương.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Y tế, BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính.
- Sản phẩm: Quyết định của Thủtướng Chính phủ.
h) Trình Thủ tướng Chính phủ banhành Quyết định phê duyệt Đề án triển khai áp dụng mô hình điểm về thức ănđường phố tại tất cả các quận, thị xã của Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015.
- Thời gian trình: quý II/2010.
- Cơ quan soạn thảo: Ủy ban nhândân thành phố Hà Nội.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Y tế.
- Sản phẩm: Quyết định của Thủtướng Chính phủ.
i) Trình Thủ tướng Chính phủ banhành Quyết định phê duyệt Đề án xây dựng mô hình điểm và triển khai thực hiệnphương án quản lý theo chuỗi cung cấp thực phẩm an toàn tại thành phố Hồ ChíMinh giai đoạn 2011 – 2015.
- Thời gian trình: quý II/2010.
- Cơ quan soạn thảo: Ủy ban nhândân thành phố Hồ Chí Minh.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Y tế, BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương.
- Sản phẩm: Quyết định của Thủtướng Chính phủ.
3. Tổ chức, phối hợp với các tổchức chính trị, xã hội, nghề nghiệp xây dựng chương trình để tuyên truyền thựchiện chính sách, pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm một cách thường xuyênvới các hình thức đa dạng, phù hợp với từng địa phương; nâng cao ý thức củangười tiêu dùng thực phẩm, đạo đức kinh doanh và trách nhiệm của người sảnxuất, kinh doanh thực phẩm đối với sức khỏe cộng đồng.
- Cơ quan chủ trì: Bộ Y tế, Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ quan phối hợp: Bộ Thông tin vàTruyền thông, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đài Tiếngnói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêudùng Việt Nam.
4. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế tronglĩnh vực chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Tích cực hợp tác hơn nữa tronglĩnh vực chất lượng, vệ sinh an toàn với các nước có phát triển trong cộng đồngEU, Mỹ và một số nước khác.
- Ký kết hiệp định song phương, đaphương công nhận, thừa nhận lẫn nhau về kết quả đánh giá sự phù hợp với tiêuchuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chất lượng, an toàn sản phẩm thực phẩm, tạo điều kiệnthuận lợi xuất khẩu, nhập khẩu thực phẩm an toàn đối với các nước mà Việt Namxuất khẩu nhiều thực phẩm như: cộng đồng EU, Mỹ, Nga …
- Cơ quan thực hiện: Bộ Y tế, BộNông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các cơ quan được giao chủ trì cótrách nhiệm hoàn thành sản phẩm, nội dung công việc, đảm bảo thực hiện đúngtiến độ đề ra trong Kế hoạch này.
Các cơ quan phối hợp có trách nhiệmtham gia chặt chẽ với cơ quan chủ trì trong việc xây dựng các văn bản và tổchức thực hiện các nội dung của Kế hoạch này.
2. Bộ Tài chính có trách nhiệm cânđối và bố trí ngân sách để bảo đảm kinh phí tổ chức triển khai Kế hoạch nàyhoàn thành đúng tiến độ.
3. Bộ Y tế có trách nhiệm theo dõitiến độ thực hiện, định kỳ báo cáo tổng hợp tình hình triển khai và kết quảthực hiện với Thủ tướng Chính phủ, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi đượccấp có thẩm quyền yêu cầu./.
Read more...

Các nghị định xử phạt vi phạm hành chính từ năm 2000 đến thàn 4/2010

0 nhận xét
Số/Ký hiệu Ngày ban hành Trích yếu
34/2010/NĐ-CP 02/04/2010 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
31/2010/NĐ-CP 29/03/2010 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản
15/2010/NĐ-CP 01/03/2010 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón
4/2010/NĐ-CP 15/01/2010 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống lụt, bão
116/2009/NĐ-CP 31/12/2009 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dạy nghề
90/2009/NĐ-CP 20/10/2009 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động hóa chất
55/2009/NĐ-CP 10/06/2009 Quy định xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới
54/2009/NĐ-CP 05/06/2009 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa
50/2009/NĐ-CP 21/05/2009 Bổ sung Điều 12a Nghị định số 142/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện
47/2009/NĐ-CP 13/05/2009 Quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan
41/2009/NĐ-CP 05/05/2009 Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
40/2009/NĐ-CP 24/04/2009 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y
28/2009/NĐ-CP 20/03/2009 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet
22/2009/NĐ-CP 24/02/2009 Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 70/2006/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2006 quy định việc quản lý tang vật, phương tiện bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
107/NĐ-CP 22/09/2008 Quy định xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại
10/2008/NĐ-CP 29/01/2008 Về việc thành lập thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam
159/2007/NĐ-CP 30/10/2007 Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
156/2007/NĐ-CP 19/10/2007 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 09/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thủy nội địa và Nghị định số 44/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt
129/2007/NĐ-CP 02/08/2007 Quy định xử phạt vi phạm hành chính về đê điều
95/2007/NĐ-CP  04/06/2007 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 126/2005/NĐ-CPngày 10 tháng 10 năm 2005 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá
91//2007/NĐ-CP  01/06/2007 Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng
77/2007/NĐ-CP 10/05/2007 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 150/2004/NĐ-CPngày 29 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản
53/2007/NĐ-CP 04/04/2007 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
36/2007/NĐ-CP 08/03/2007 Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoánvà thị trường chứng khoán
31/2007/NĐ-CP 02/03/2007  Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hoá chất nguy hiểm
25/2007/NĐ-CP 15/02/2007 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dự trữ quốc gia
145/2006/NĐ-CP 30/11/2006 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí
118/2006/NĐ-CP 10/10/2006 Về xử lý trách nhiệm vật chất đối với cán bộ, công chức
117/2006/NĐ-CP 09/10/2006 Về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Công nghiệp
106/2006/NĐ-CP 22/09/2006 Quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp
84/2006/NĐ-CP 18/08/2006 Quy định về bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
62/2006/NĐ-CP 21/06/2006 Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải
56/2006/NĐ-CP 06/06/2006 Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hoá - thông tin
51/2006/NĐ-CP 19/05/2006 Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ
44/2006/NĐ-CP 25/04/2006 Nghị định về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt
152/2005/NĐ-CP 15/12/2005 Nghị định quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
150/2005/NĐ-CP 12/12/2005 NĐ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội
140/2005/NĐ-CP 11/11/2005 Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi
129/2005/NĐ-CP 17/10/2005 Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y
128/2005/NĐ-CP 11/10/2005 Nghị định quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản
126/2005/NĐ-CP 10/10/2005 NĐ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá
124/2005/NĐ-CP 06/10/2005 Nghị định quy định về biên lai thu tiền phạt và quản lý, sử dụng tiền nộp phạt vi phạm hành chính
123/2005/NĐ-CP 05/10/2005 Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy
120/2005/NĐ-CP 30/09/2005 Nghị định quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh
64/2005/NĐ-CP 16/05/2005 Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp
57/2005/NĐ-CP 27/04/2005 Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng
49/2005/NĐ-CP 11/04/2005 Nghị định Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục
47/2005/NĐ-CP 08/04/2005 Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống vật nuôi
45/2005/NĐ-CP 06/04/2005 NĐ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế
37/2005/NĐ-CP 18/03/2005 Nghị định quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
34/2005/NĐ-CP 17/03/2005 Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước
30/2005/NĐ-CP 11/03/2005 Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động đo đạc và bản đồ
14/2005/NĐ-CP 04/02/2005 Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê
9/2005/NĐ-CP 27/01/2005 Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội địa
202/2004/NĐ-CP 10/12/2004 Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng
185/2004/NĐ-CP 04/11/2004 Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán
182/2004/NĐ-CP 29/10/2004 Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
175/2004/NĐ-CP 10/10/2004 Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại
173/2004/NĐ-CP 30/09/2004 Nghị định Quy định về thủ tục, cưỡng chế và xử phạt vi phạm hành chính trong thi hành án dân sự
169/2004/NĐ-CP 22/09/2004 Nghị định Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá
161/2004/NĐ-CP 07/09/2004 Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
150/2004/NĐ-CP 29/07/2004 Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản
142/2004/NĐ-CP 08/07/2004 Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện
141/2004/NĐ-CP 01/07/2004 Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thể dục, thể thao
139/2004/NĐ-CP 25/06/2004 Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
138/2004/NĐ-CP 17/06/2004 Nghị định Quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
137/2004/NĐ-CP 16/06/2004 Nghị định Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
135/2004/NĐ-CP 10/06/2004 Nghị định quy định chế độ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh, tổ chức hoạt động của cơ sở chữa bệnh theo Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và chế độ áp dụng đối với người chưa thành niên, người tự nguyện vào cơ sở chữa bệnh
127/2004/NĐ-CP 31/05/2004 Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động khoa học công nghệ
126/2004/NĐ-CP 26/05/2004 Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng, quản lý công trình hạ tầng đô thị và quản lý sử dụng nhà
121/2004/NĐ-CP 12/05/2004 Nghị định Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
113/2004/NĐ-CP 16/04/2004 Nghị định quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động
100/2004/NĐ-CP 25/02/2004 Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế
151/2003/NĐ-CP 09/12/2003 Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng
134/2003/Đ-CP 14/11/2003 Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002
118/2003/NĐ-CP 13/10/2003 Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
106/2003/NĐ-CP 23/09/2003 Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí
74/2003/NĐ-CP 26/06/2003 Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực
70/2003/NĐ-CP 17/06/2003 Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuỷ sản
37/2003/NĐ-CP 10/04/2003 Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký kinh doanh
26/2003/NĐ-CP 19/03/2003 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật
15/2003/NĐ-CP 19/02/2003 Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ
107/2002/NĐ-CP 23/12/2002 Nghị định Quy định phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; quan hệ phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới và các hành vi khác vi phạm pháp luật hải quan
50/2002/NĐ-CP 25/04/2002 Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch
17/2002/NĐ-CP 08/02/2002 Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 77/CP ngày 29/11/1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
1/2002/NĐ-CP 03/01/2002 Sửa đổi, bổ sung một số điều của NĐ 01/CP ngày 03/01/1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại
87/2001/NĐ-CP 21/11/2001 Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình
39/2001/NĐ-CP 13/07/2001 Quy định xử phạt hành chính hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
31/2001/NĐ-CP 26/06/2001 Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá - thông tin
19/2001/NĐ-CP 11/05/2001 Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn và kiểm soát bức xạ
1/2001/NĐ-CP 04/01/2001 Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
44/2000/NĐ-CP 01/09/2000 Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá cả.
22/2000/NĐ-CP 10/07/2000 Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
20/2000/NĐ-CP 15/06/2000 Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng
16/2000/NĐ-CP 10/05/2000 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về chuyển giao công nghệ
Read more...
 
Cả nhà thương nhau © 2011 DheTemplate.com & Main Blogger. Supported by Makeityourring Diamond Engagement Rings

You can add link or short description here