Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Cư trú ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,
Căn cứ Luật Cư trú ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 6 năm 2007 của Chính phủquy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú như sau:
1. Điều 3 được sửa đổi, bổ sungnhư sau:
“Điều 3. Nghiêm cấm cáchành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp củacông dân
1. Quy định về hộ khẩu theo Luật Cưtrú gồm các nội dung sau đây:
a) Đăng ký, quản lý thường trú;
b) Đăng ký, quản lý tạm trú;
c) Thông báo lưu trú;
d) Khai báo tạm vắng.
2. Các hành vi lạm dụng quy định vềhộ khẩu làm hạn chế quyền và lợi ích hợp pháp của công dân bị nghiêm cấm, gồm:
a) Ban hành văn bản quy phạm phápluật, văn bản khác liên quan đến quy định về hộ khẩu mà làm hạn chế quyền, lợiích hợp pháp của công dân;
b) Ban hành văn bản quy phạm phápluật, văn bản khác liên quan đến quy định về hộ khẩu trái với quy định của LuậtCư trú và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành;
c) Ban hành quy định hạn chế quyềntự do cư trú của công dân trái thẩm quyền, trình tự, thủ tục do pháp luật quyđịnh;
d) Đưa ra các quy định về hộ khẩulàm điều kiện để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;
đ) Giải quyết trái quy định củapháp luật cư trú hoặc từ chối giải quyết các yêu cầu về hộ khẩu của công dânlàm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;
e) Cho người khác nhập hộ khẩu vàosổ hộ khẩu, chỗ ở của mình để trục lợi hoặc cho nhập hộ khẩu vào cùng một chỗở, nhưng không bảo đảm diện tích sàn tối thiểu trên đầu người theo quy định;
g) Ký hợp đồng lao động không xácđịnh thời hạn với người lao động không thuộc doanh nghiệp của mình để nhập hộkhẩu.
3. Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dâncác cấp có trách nhiệm:
a) Kiểm tra, rà soát các văn bảnquy phạm pháp luật và các văn bản khác trong lĩnh vực quản lý của mình liênquan đến quy định về hộ khẩu để sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc kiến nghị cơ quancó thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những nội dung trái với Luật Cư trú vàcác văn bản hướng dẫn Luật Cư trú làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của côngdân;
b) Ban hành các văn bản quy phạmpháp luật, văn bản khác thuộc thẩm quyền có liên quan đến quy định về hộ khẩuphải bảo đảm đúng với Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn Luật Cư trú; khôngđược làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;
c) Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát cáccơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý trong việc thực hiện Luật Cưtrú và các văn bản hướng dẫn Luật Cư trú;
d) Phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịpthời, nghiêm minh hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền, lợiích hợp pháp của công dân.
4. Công dân có quyền phát hiện,thông báo kịp thời và giúp đỡ cơ quan có thẩm quyền trong việc ngăn chặn, xử lýcác hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp củacông dân”.
2. Điều 4 được sửa đổi, bổsung như sau:
“Điều 4. Nơi cư trú của công dân
1. Nơi cư trú của công dân là chỗ ởhợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơithường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại mộtchỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống.
Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyềnsở hữu, sử dụng của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, chomượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Đối với chỗ ở do thuê, mượn hoặc ởnhờ tại thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh phải bảo đảm diện tích tốithiểu là 5 m2 sàn/01 người.
2. Trường hợp không xác định đượcnơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này, thì nơi cư trú củacông dân là nơi người đó đang sinh sống và có xác nhận của Công an xã, phường,thị trấn.
3. Chỗ ở hợp pháp bao gồm:
a) Nhà ở;
b) Tàu, thuyền, phương tiện khácnhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân;
c) Nhà khách thuộc điểm a, điểm bkhoản này nhưng được sử dụng nhằm mục đích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ giađình, cá nhân.
4. Không đăng ký thường trú khicông dân chuyển đến chỗ ở mới, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm,khu vực cấm xây dựng hoặc lấn chiếm mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹthuật, di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng;
b) Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ởnằm trên đất lấn chiếm trái phép;
c) Chỗ ở đã có phương án bồithường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhàở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liênquan đến quyền sở hữu, sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định củapháp luật (trừ trường hợp những người có quan hệ là ông, bà nội, ngoại, cha,mẹ, vợ, chồng, con chuyển đến ở với nhau);
d) Chỗ ở bị kê biên, tịch thu đểthi hành án, trưng mua theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Chỗ ở là nhà ở đã có quyết địnhphá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
3. Điều 5 được sửa đổi, bổsung như sau:
“Điều 5. Giấy tờ chứng minh chỗở hợp pháp
1. Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợppháp để đăng ký thường trú là một trong các giấy tờ sau đây:
a) Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợppháp thuộc quyền sở hữu của công dân là một trong các giấy tờ sau đây:
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhàở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thờikỳ;
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất ởtheo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó);
- Giấy phép xây dựng theo quy địnhcủa pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép);
- Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sởhữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
- Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờchứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năngkinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;
- Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho,đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã,phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã);
- Giấy tờ về giao tặng nhà tìnhnghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ giađình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác;
- Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quanhành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệulực pháp luật;
- Giấy tờ có xác nhận của Ủy bannhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyềnsử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;
- Giấy tờ chứng minh về đăng kýtàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của phươngtiện sử dụng để ở. Trường hợp không có giấy đăng ký thì cần có xác nhận của Ủyban nhân dân cấp xã về việc có tàu, thuyền, phương tiện khác sử dụng để ở thuộcquyền sở hữu hoặc xác nhận việc mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế tàu, thuyền,phương tiện khác và địa chỉ bến gốc của phương tiện đó.
b) Giấy tờ chứng minh việc chothuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ởnhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc của cá nhân (trường hợp hợp đồngcho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân phải được công chứnghoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã). Đối với nhà ở, nhà khác tại thànhphố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh trong hợp đồng phải ghi rõ diện tích chothuê, cho mượn, cho ở nhờ;
c) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức, cơsở tôn giáo về việc công dân có chỗ ở thuộc trường hợp quy định tại điểm c,điểm d khoản 1 Điều 26 của Luật Cư trú;
d) Giấy tờ của cơ quan, tổ chức dothủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sửdụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chứcgiao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan,tổ chức) hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã là nhà ở đó không có tranhchấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng.
2. Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợppháp để đăng ký tạm trú là một trong các giấy tờ sau đây:
a) Một trong những giấy tờ quy địnhtại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp là hợpđồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân thì hợp đồng đókhông cần công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Văn bản cam kết của công dân vềviệc có chỗ ở thuộc quyền sử dụng của mình và không có tranh chấp về quyền sửdụng nếu không có một trong các giấy tờ quy định tại điểm a khoản này.
3. Trong trường hợp các văn bảnpháp luật về nhà ở có thay đổi thì Bộ trưởng Bộ Công an quy định cụ thể cácgiấy tờ khác chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú, tạm trú phù hợpvới văn bản pháp luật đó”.
4. Điều 7 được sửa đổi, bổsung như sau:
“Điều 7. Điều kiện công dân tạmtrú được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương
1. Công dân đang tạm trú nếu có đủcác điều kiện dưới đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộcTrung ương:
a) Có chỗ ở hợp pháp tại thành phốtrực thuộc Trung ương và tạm trú liên tục tại chỗ ở đó từ một năm trở lên;
b) Nơi đề nghị được đăng ký thườngtrú phải là nơi đang tạm trú.
2. Thời hạn tạm trú được tính từngày công dân đăng ký tạm trú đến ngày công dân nộp hồ sơ đăng ký thường trú.
3. Giấy tờ chứng minh thời hạn tạmtrú là một trong các giấy tờ sau đây:
a) Sổ tạm trú cấp cho hộ gia đìnhhoặc cấp cho cá nhân theo mẫu quy định của Bộ Công an;
b) Xác nhận của Công an xã, phường,thị trấn về thời gian và nơi đăng ký tạm trú (đối với trường hợp đăng ký tạmtrú nhưng không cấp sổ tạm trú).”
Điều 2. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có hiệu lực thi hànhkể từ ngày 10 tháng 7 năm 2010.
Điều 3. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Công an chịu tráchnhiệm tổ chức, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơquan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dântỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị địnhnày./.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia; - Kiểm toán Nhà nước; - Ngân hàng Chính sách Xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, NC (5b). | TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG Nguyễn Tấn Dũng |