Hai thủ thuật cực hay dành cho Firefox

0 nhận xét


 
http://hoanglamcm.net
I) Làm cho Firefox mở nhanh hơn 70%:
Nhiều bạn vẫn thích dùng Firefox  3.5 dù biết khởi động, mở trang web  khá chậm rãi, vậy làm sao cho anh chàng này làm việc nhanh hơn khi duyệt. mở các trang web. Mẹo sau này giúp bạn có Firefox sẽ làm việc khá hẳn trước đây, nhanh hơn khoảng 70% .


Highslide JS
http://hoanglamcm.net


1) Đánh “ about:config” (không dấu ngoặc kép) vào thanh địa chỉ Firefox và ấn tiếp phím Enter.

2) Kéo xuống tìm 3 dòng sau ở trong cửa sổ chính vừa mở ra.

network.http.pipelining

network.http.proxy.pipelining

network.http.pipelining.maxrequests

Bình thường, trình duyệt Firefox chỉ yêu cầu mở 1 trang trong cùng một lúc.

Do vậy, khi bạn chọn cho enable pipelining, nó sẽ tăng tốc mở trang web

3) Trước từng dòng này, bạn click đôi vào đấy để thay đổi giá trị từ false qua true. Riêng dòng  network.http.pipelining.maxrequests, bạnchọn lại  value( giá trị)  từ 5-12. Con số khuyến cáo nên dùng từ 8-12 nhưng không nên quá 12 vì đôi lúc làm treo máy.

4) Cuối cùng, bạn  click nút phải vào bất cứ chỗ trống trên cửa sổ này, chọn New/ Integer, chọn tên cho nó là "nglayout.initialpaint.delay"  và value cho nó là 0. Đây là giá trị thời gian phải chờ để mở trang web.

5)  Nếu bạn dùng wireless, giờ đây sẽ thấy Firefox của bạn làm việc  khác hẵn mở và nạp trang mới nhanh hơn nhiều trước  đây.

6) Lưu ý, chỉnh theo cách trên với một vài trang web sẽ không mở được vì nó cần bănbg thông (bandwidth) nhiều hơn lúc thường.

II) Làm cho máy tính bạn biết nói:
Đấy là một mẹo cực hay ít ai biết  được nếu chưa có dịp đọc qua thật kỹ một lần và làm thật đúng theo hướng dẫn:.

File visual basic script này sẽ cho ra một hộp thoại điền vào  nhưng đòi hỏi thực hiện những  bước như sau đây:

1) Mở Notepad.ở Start/Programs/Accessoires.

2) Chép những dòng sau( không có khung  viền)  và dán vào notepad mới vừa mở ra.

Dim userInput

userInput = InputBox("Write a message for me to say")

Set Sapi = Wscript.CreateObject("SAPI.SpVoice")

Sapi.speak userInput

3) Sau đó, bạn  save as với all files, bằng  một  tên bất kỳ tuỳ thích nhưng buộc phải có đuôi vbs.

4) Giờ,  bạn thử click đôi vào file vbs mới làm ra đấy để mở ra, bạn sẽ  thấy một hộp thoại nhỏ giúp điền vào bất kỳ dòng chữ nào.

Highslide JS
http://hoanglamcm.net


5) Khi bạn đánh thử một dòng chữ tiếng Anh nào đó và  ấn tiếp OK .

6) Nó sẽ bắt đầu đọc ra những gì bạn đã  viết vào (chỉ  tiếng Anh mà thôi, tiếng việt chưa được).

7) Thật thú vị, phải  không các bạn.






Read more...

ướng dẫn thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010

0 nhận xét
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Số: 12/2009/TT-BNN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----- o0o -----
Hà Nội , Ngày 06 tháng 03 năm 2009



THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg  ngày 10 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (gọi tắt là Chương trình 135 giai đoạn II);
Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 15/9/2008 của Liên Bộ hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung cụ thể về thực hiện Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn II (Dự án), như sau:
I. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
1. Nâng cao thu nhập bền vững cho các hộ nghèo, giúp hộ nghèo nhanh chóng thoát nghèo.
2. Nâng cao kiến thức sản xuất và thị trường cho hộ nghèo, giúp họ sản xuất ngày càng có hiệu quả để thoát nghèo bền vững.

II. CHỦ ĐẦU TƯ VÀ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA DỰ ÁN
1. Chủ đầu tư:
- Là ủy ban nhân dân (UBND) xã.
- Trường hợp UBND xã chưa đủ điều kiện làm chủ đầu tư (được quy định tại Thông tư số 01/2007/TT-UBDT ngày 21/6/2007 của UBDT) thì UBND huyện tạm thời làm chủ đầu tư. Đồng thời, UBND huyện có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã, cử cán bộ giúp đỡ các xã để chậm nhất sau 12 tháng kể từ thời điểm bắt đầu triển khai dự án, các xã này đảm nhận được nhiệm vụ chủ đầu tư.
- Chủ đầu tư có thể sử dụng Ban quản lý dự án, Ban giám sát chương trình 135 chung của xã làm nhiệm vụ tổ chức thực hiện dự án hỗ trợ sản xuất trên địa bàn.
2. Đối tượng tham gia:
a. Hộ nghèo: Được xác định theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/07/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn  2006 - 2010 (trong trường hợp có điều chỉnh chuẩn nghèo thì áp dụng theo chuẩn nghèo mới). 
b. Nhóm hộ: nhóm hộ được hỗ trợ phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Gồm những hộ nghèo và những hộ không nghèo đang sinh sống trên cùng địa bàn cụm dân cư thôn, bản, có cùng nguyện vọng phát triển một hoạt động sản xuất, dịch vụ và tự nguyện tham gia nhóm. Nhóm hộ có trưởng nhóm do các hộ bầu ra để quản lý điều hành các hoạt động của nhóm.
- Nhóm hộ có quy chế hoạt động, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của thành viên trong nhóm để thực hiện có hiệu quả kế hoạch sản xuất mà nhóm đã đề ra, đảm bảo sử dụng hiệu quả vốn hỗ trợ, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho các thành viên trong nhóm.
- Đối tượng hộ không nghèo tham gia nhóm hộ không được vượt quá 20% tổng số hộ trong nhóm (đối với nhóm hộ có từ 05 hộ trở lên) và phải là những hộ có kinh nghiệm làm ăn, có nhiệt tình và khả năng giúp đỡ các hộ khác, được đa số các thành viên trong nhóm tán thành và được UBND xã chấp thuận.
III. NỘI DUNG DỰ ÁN VÀ MỨC HỖ TRỢ
1. Nội dung hỗ trợ:
Theo quy định, dự án được hỗ trợ theo 04 nội dung mô tả dưới đây. Chủ đầu tư căn cứ vào kế hoạch phát triển sản xuất của huyện, xã và nhu cầu cần hỗ trợ của người dân để xác định các nội dung phù hợp, thiết thực (tận dụng tối đa lợi thế của địa phương, hướng người dân vào sản xuất hàng hoá, dịch vụ gắn với thị trường, đảm bảo tính bền vững về thu nhập, coi trọng an ninh lương thực). Không nhất thiết phải đầu tư cho tất cả các nội dung ở cùng một địa bàn để tập trung vốn, tránh dàn trải.
Các nội dung hỗ trợ cụ thể như sau:
1.1. Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông - khuyến lâm - khuyến ngư (gọi tắt là khuyến nông)
a. Mục đích: giúp các hộ nghèo nâng cao kiến thức sản xuất, kiến thức về thị trường (trước hết là với các hạng mục sản xuất mà các hộ đã lựa chọn) để sản xuất có hiệu quả, nâng cao thu nhập.
b. Các hoạt động được hỗ trợ:
- Bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề cho người sản xuất để nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp;
- Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất tiên tiến.
c. Nội dung chi:
- Biên soạn tài liệu đào tạo tập huấn (ngoài tài liệu của trung ương đã biên soạn);
- In tài liệu đào tạo tập huấn;
- Thuê hội trường, phòng học, thiết bị phục vụ học tập;
- Trả thù lao cho giảng viên, chuyên gia;
- Hỗ trợ cho hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật;
- Hỗ trợ tiền nước uống, văn phòng phẩm, tài liệu, tiền ăn, tiền đi lại, tiền ngủ (nếu phải nghỉ qua đêm) cho học viên trong thời gian tập huấn;
- Hỗ trợ tham quan, học tập mô hình sản xuất tiên tiến: tiền tàu, xe đi và về; tiền ăn trong thời gian tham quan, học tập;  tiền thuê phòng nghỉ (nếu phải nghỉ qua đêm);
- Chi phí quản lý lớp học.
1.2. Hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả, tiên tiến:
a) Mục đích:
- Xây dựng các mô hình tốt về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, bảo quản và chế biến nông sản, tiêu thụ nông sản có hiệu quả.
- Tổ chức cho đối tượng trong dự án (và ngoài dự án) tham quan, học tập những mô hình tốt để phổ biến, nhân rộng mô hình.
b) Các hoạt động được hỗ trợ (áp dụng cho các hộ, nhóm hộ tham gia thực hiện mô hình):
- Xây dựng mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở xã gắn với áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, qui trình canh tác, chăn nuôi, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản;
- Xây dựng mô hình kinh tế hợp tác giữa hộ, nhóm hộ với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nông hội, nhà khoa học... trong sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản.
c) Nội dung chi:
- Giống, vật tư chính (thức ăn chăn nuôi, phân hoá học, thuốc thú y, bảo vệ thực vật, máy móc, thiết bị cần thiết cho xây dựng mô hình);
- Chi phí mua bản quyền, quy trình công nghệ mới;
- Chi phí thuê cán bộ kỹ thuật chỉ đạo mô hình;
- Chi phí tập huấn cho người sản xuất, tham quan, tổng kết mô hình, bồi dưỡng cho hướng dẫn viên hướng dẫn thực hành thao tác kỹ thuật.
1.3. Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất.
a) Mục đích: Giúp đỡ các hộ đặc biệt khó khăn có được giống tốt và vật tư cần thiết ban đầu để thực hiện dự án.
b) Các hoạt động được hỗ trợ:
- Giống cây trồng, vật nuôi, giống thuỷ sản loại tốt, nằm trong danh mục đã được các hộ đăng ký trong dự án;
- Vật tư chủ yếu phù hợp với hạng mục sản xuất trong dự án (thức ăn chăn nuôi, phân hoá học, thuốc thú y, bảo vệ thực vật);
- Hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ về sử dụng các loại giống, vật tư theo qui trình sản xuất.
1.4. Hỗ trợ mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản
a) Mục đích:
- Giúp hộ nghèo giảm nhẹ lao động thủ công nặng nhọc, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập.
- Tạo điều kiện để hộ nghèo chuyển đổi, phát triển nghề mới, thúc đẩy phân công lao động xã hội tại địa phương.
b) Các hoạt động được hỗ trợ
- Hỗ trợ chi phí mua máy, thiết bị cơ khí hoặc bán cơ khí phục vụ sản xuất (máy cày, bừa, bơm nước; máy tuốt lúa.v.v.), và phục vụ chế biến, bảo quản nông sản (máy sấy, máy thái trộn thức ăn chăn nuôi,...); ưu tiên hỗ trợ những trang thiết bị, máy, công cụ sử dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có và đang có nhu cầu cao của địa phương;
- Hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật để sử dụng thành thạo các loại trang thiết bị, máy, công cụ đã được hỗ trợ.
2. Mức hỗ trợ: Mức hỗ trợ kinh phí từ ngân sách để thực hiện các nội dung chi trong các Mục 1, Phần III của Thông tư này do UBND tỉnh quy định nhưng phải phù hợp với các quy định hiện hành và không thấp hơn mức hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo.
IV. PHÂN BỔ VỐN VÀ GIAO KẾ HOẠCH VỐN
1. Phân bổ vốn hỗ trợ
- UBND tỉnh phân bổ vốn ngân sách trung ương hỗ trợ cho các huyện phải theo tiêu chí, không phân bổ bình quân.
- Tiêu chí phân bổ vốn dựa trên: tỷ lệ hộ nghèo, vị trí địa lý, diện tích, số hộ nghèo, điều kiện đặc thù của từng xã, đảm bảo ưu tiên hỗ trợ cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.
- UBND tỉnh xây dựng tiêu chí và định mức hỗ trợ trình Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh để phê duyệt, làm căn cứ phân bổ vốn hỗ trợ cho các xã (thôn, bản).
2. Xây dựng định mức hỗ trợ:
a) UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan để tổng hợp, xây dựng định mức hỗ trợ trình HĐND tỉnh quyết định. Định mức hỗ trợ được dùng làm căn cứ để xây dựng kế hoạch dự án sản xuất cho hộ nghèo ở xã, thôn, bản và làm căn cứ để người dân và các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện ở cơ sở. Định mức gồm:
- Mức hỗ trợ tối đa cho 01 hộ, 01 nhóm hộ;
- Định mức hỗ trợ cho các nội dung chi tại Mục 1, Phần III của Thông tư này, có tính đến vùng đặc thù của tỉnh.
b) Đầu vụ sản xuất hoặc 06 tháng 01 lần, căn cứ vào thông báo giá của Sở Tài chính, UBND tỉnh sẽ có quyết định điều chỉnh cho sát với thực tế.
3. Giao vốn
a) Ủy ban nhân dân tỉnh: căn cứ vào nguồn vốn trung ương hỗ trợ và vốn của ngân sách tỉnh, UBND tỉnh lập kế hoạch phân bổ vốn:
- Kinh phí quản lý, chỉ đạo cho các đơn vị đầu mối: Ban Dân tộc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các huyện…(qui định tại Thông tư 01/2008/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 15/9/2008 của liên Bộ);
- Phân bổ về huyện kinh phí hỗ trợ các xã, thôn, bản của huyện.
b) Ủy ban nhân dân huyện: giao vốn cho các xã (chủ đầu tư) trên cơ sở kế hoạch dự án từng xã đã được phê duyệt.
c) Ủy ban nhân dân xã (chủ đầu tư): giao vốn trực tiếp cho các hộ, nhóm hộ theo kế hoạch đã đăng ký.
Do tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp, việc giao vốn phải đảm bảo kịp thời gian để vốn hỗ trợ đạt hiệu quả. Mục tiêu là: tháng 12 năm trước phải giao xong đến hộ để chuẩn bị cho sản xuất vụ Xuân năm sau; tháng 5 phải giao xong vốn cho sản xuất cho vụ mùa, tháng 8 phải giao xong vốn cho sản xuất vụ Đông.
Hiện tại, do thời vụ của sản xuất nông nghiệp không trùng với năm tài chính nên UBND tỉnh cần thống nhất với Kho bạc nhà nước chấp thuận tạm ứng khi các chủ đầu tư đã có kế hoạch vốn được phê duyệt và có đơn yêu cầu. Mức tạm ứng tối thiểu là 30% kinh phí hỗ trợ cho hộ.
V. QUY TRÌNH LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNG NĂM
1. Ủy ban nhân dân xã:
a) Tổ chức thông tin, tuyên truyền về Dự án Hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 135.
Căn cứ vào kế hoạch phân bổ vốn, định mức hỗ trợ do UBND tỉnh quy định, UBND xã tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức: qua hệ thống loa truyền thanh, niêm yết công khai tại các nơi sinh hoạt công cộng để người dân trong xã hiểu rõ về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thông qua Dự án đối với hộ nghèo cũng như nội dung của dự án.
b) Tổ chức họp dân trong thôn, bản hoặc liên thôn, bản để lựa chọn phương án sản xuất, lựa chọn hộ, nhóm hộ tham gia dự án (huyện, xã cần cử cán bộ phụ trách chương trình 135, cán bộ khuyến nông xuống hỗ trợ các trưởng thôn, bản thực hiện công việc này). Nội dung cuộc họp:
- Thông báo công khai các chính sách hỗ trợ của Chương trình, các đối tượng được hỗ trợ (ưu tiên trước hết cho các hộ thuộc diện chính sách, tật nguyền, nghèo nhất). Căn cứ vào đó, cộng đồng bình chọn, lập danh sách các hộ, nhóm hộ tham gia dự án đợt đầu và các đợt tiếp theo.
- Phổ biến chủ trương của huyện, xã về kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương, những loại cây trồng, vật nuôi, nghề sản xuất được chú trọng và có lợi thế phát triển…để các hộ được biết trước khi lựa chọn đăng ký nội dung tham gia dự án. Việc lựa chọn này cần tập trung vào một vài nội dung có lợi thế ở địa phương, các hộ nghèo trên địa bàn dễ tiếp cận, tránh dàn trải.
- Các hộ tự nguyện đăng ký (bằng phiếu đăng ký) để chọn nội dung tham gia dự án.
- Cuộc họp phải có biên bản (theo mẫu 02 - phụ lục kèm theo), đọc lại công khai trước khi bế mạc và lưu hồ sơ.
c) Lập danh sách các hộ, nhóm hộ tham gia dự án:
- Trưởng thôn, bản tổng hợp các nội dung mà các hộ, nhóm hộ đã đăng ký, lập danh sách các hộ, nhóm hộ đăng ký kèm theo nội dung xin tham gia dự án, mức hỗ trợ (theo mẫu 03 - phụ lục kèm theo);
- Trường hợp có hộ, nhóm hộ đăng ký nội dung chưa phù hợp với quy định thì trưởng thôn, bản cần gặp gỡ trao đổi để hướng dẫn hộ, nhóm hộ điều chỉnh trước khi lập danh sách niêm yết công khai;
- Tổ chức niêm yết công khai tại nơi công cộng và thông báo trên hệ thống loa truyền thanh;
- Sau thời gian 01 tuần kể từ khi thực hiện niêm yết công khai, nếu không có ý kiến khác từ cộng đồng thì căn cứ vào kết quả đã niêm yết, lập kế hoạch dự án (theo mẫu 04 - phụ lục kèm theo) gửi về UBND xã.
d) UBND xã (chủ đầu tư) lập kế hoạch thực hiện kèm dự toán chi tiết (theo mẫu 05 - phụ lục kèm theo). Kế hoạch được lập cho cả giai đoạn đến 2010 và có chia ra từng năm, trình UBND huyện phê duyệt.
2. Ủy ban nhân dân huyện: thẩm định, phê duyệt kế hoạch cho các xã, đồng thời lập thành kế hoạch chung của huyện, báo cáo UBND tỉnh.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh: căn cứ vào kế hoạch của các huyện, tổng hợp thành kế hoạch chung của tỉnh, báo cáo về cơ quan thường trực Chương trình là Ủy ban Dân tộc và cơ quan chủ trì Dự án là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn).
VI. THANH QUYẾT TOÁN
1. Nguồn vốn đầu tư cho Chương trình 135 từ ngân sách đều phải được quản lý và thanh toán tập trung, thống nhất qua Kho bạc nhà nước.
2. Đối với vốn góp từ dân, kể cả ngày công, vật tư, hiện vật,…đều được qui đổi ra tiền Việt Nam. Chủ đầu tư phải có sổ theo dõi, ghi chép để cung cấp cho cơ quan tài chính qui đổi thống nhất. Cơ quan tài chính làm lệnh thu ngân sách khoản vốn này đồng thời làm lệnh chi ngân sách, gửi Kho bạc nhà nước để hạch toán vào giá trị dự án hỗ trợ.
3. Thanh quyết toán vốn ngân sách chỉ được thực hiện khi chủ đầu tư có đủ hồ sơ thanh toán, gồm: kế hoạch phân bổ vốn do UBND huyện phê duyệt cho chủ đầu tư, danh sách các hộ/nhóm hộ tham gia dự án được UBND xã phê duyệt, kế hoạch và dự toán chi tiết  đã được UBND huyện phê duyệt, các chứng từ tài chính theo quy định hiện hành.
- Đối với hoạt động tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật,…không có khối lượng hiện vật thì phải có báo cáo nghiệm thu kết quả.
- Đối với hoạt động mua sắm vật tư, dịch vụ của các đơn vị, cá nhân có đăng ký kinh doanh thì cần có hóa đơn tài chính. Trường hợp mua bán giữa các hộ dân không có hoá đơn tài chính thì chỉ cần có giấy biên nhận giữa các hộ mua bán nhưng đơn giá không được vượt quá định mức trong dự toán và phải được trưởng thôn, bản và UBND xã xác nhận.
VII. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM TRONG CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Giao Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ:
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện dự án và đề xuất các chính sách, giải pháp điều chỉnh, bổ sung để thúc đẩy thực hiện dự án có hiệu quả;
- Xây dựng và ban hành văn bản, tài liệu, sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án;
- Tổng hợp tình hình thực hiện dự án định kỳ 6 tháng và 1 năm, tiến hành phân tích đánh giá kết quả gửi về Ban chỉ đạo Chương trình 135 thông qua cơ quan thường trực chương trình;
- Tổ chức công tác sơ kết, tổng kết đối với các địa phương tham gia Chương trình nhằm tổng kết, đánh giá, thúc đẩy dự án hoạt động hiệu quả và đạt tiến độ đề ra.
2. Ủy ban Nhân dân tỉnh.
2.1. Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện dự án trên địa bàn.
2.2. Quyết định:
- Định mức hỗ trợ cho các nội dung của dự án thuộc địa bàn;
- Xây dựng tiêu chí phân bổ vốn tại địa phương;
- Phân bổ vốn ngân sách trung ương hỗ trợ và ngân sách của địa phương cho dự án tới các huyện, kinh phí quản lý chỉ đạo đến các đơn vị liên quan trực thuộc tỉnh.
- Cơ chế, nội dung lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn (liên quan đến các xã, thôn, bản có Chương trình 135) để tập trung nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
2.3. Tổng hợp, đánh giá và báo cáo định kỳ kết quả thực hiện dự án trên địa bàn về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
UBND tỉnh cần giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì dự án, phối hợp với các đơn vị liên quan trong tỉnh tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện các nhiệm vụ trên và chỉ đạo việc triển khai dự án trên địa bàn.
3. Ủy ban nhân dân các huyện.
- Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện Dự án trên địa bàn huyện;
- Thẩm định, phê duyệt Dự án cho các xã và thực hiện giao vốn cho các xã (theo tiêu chí và kế hoạch đã được phê duyệt);
- Đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ UBND xã thực hiện tốt nhiệm vụ của chủ đầu tư;
- Tổ chức lồng ghép và huy động các nguồn lực để thực hiện dự án trên địa bàn huyện;
- Chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện dự án trên địa bàn huyện;
- Thực hiện tổng hợp, đánh giá và báo cáo định kỳ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan thường trực Chương trình 135 của tỉnh.
4. Uỷ ban nhân dân xã:
- Là chủ đầu tư Dự án trên địa bàn xã, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện dự án trên địa bàn;
- Phê duyệt danh sách hộ, nhóm hộ tham gia thực hiện dự án;
- Tổ chức thực hiện tốt các nội dung của Dự án;
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện ở các hộ, nhóm hộ để giúp đỡ họ thực hiện tốt dự án;
- Thực hiện tổng hợp, đánh giá và báo cáo định kỳ kết quả thực hiện Dự án về UBND huyện.
VIII. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, KIỂM TRA, GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN
1. Chế độ báo cáo:
1.1. Báo cáo định kỳ hàng quí:
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ từ cơ sở về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổng hợp).
- Biểu mẫu báo cáo chung áp dụng theo Quyết định số 04/2008/QĐ-UBDT ngày 08/8/2008 của Ủy ban Dân tộc về việc ban hành quy định về chế độ và biểu mẫu báo cáo Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010.
1.2. Báo cáo 06 tháng, 01 năm: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm lập báo cáo về kết quả thực hiện Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 trên địa bàn về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổng hợp tình hình thực hiện Dự án trên phạm vi cả nước, báo cáo Ban chỉ đạo Trung ương (qua cơ quan thường trực Chương trình).
2. Kiểm tra, giám sát thực hiện dự án
2.1. Mục đích: phát hiện những yếu kém, vướng mắc, rủi ro trong quá trình thực hiện dự án để kịp thời có biện pháp khắc phục, hỗ trợ, đảm bảo tổng thể việc thực hiện dự án trên địa bàn đạt hiệu quả cao.
2.2. Nội dung: coi trọng kiểm tra tại cơ sở, tập trung vào các khâu:
- Phân bổ vốn từ tỉnh đến hộ nghèo;
- Bình xét đối tượng tham gia dự án;
- Mua sắm vật tư thiết bị (chất lượng, đơn giá của đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ; chủng loại và chất lượng hàng hóa do các hộ tự mua,…);
- Kết quả thực hiện dự án ở các hộ, nhóm hộ.
2.3. Phương thức kiểm tra:
- Các cấp trên kiểm tra cấp dưới cần có định kỳ 06 tháng 01 lần. Trường hợp nhiều cấp trên cùng kiểm tra ở một cấp dưới thì phải có kế hoạch phối hợp, tránh chồng chéo;
- Cấp cơ sở: chủ đầu tư sử dụng Ban giám sát Chương trình 135 của xã để thực hiện công tác giám sát dự án Hỗ trợ sản xuất.
3. Đánh giá thực hiện dự án
- Định kỳ hàng năm tổ chức đánh giá kết quả thực hiện dự án trên địa bàn từng xã, huyện, tỉnh và toàn quốc do UBND các cấp và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện;
Việc đánh giá áp dụng Bộ chỉ số đánh giá theo Quyết định số 04/2008/QĐ-UBDT ngày 08/8/2008 của Ủy ban Dân tộc;
- Ngoài ra, UBND xã (chủ đầu tư) cần theo dõi, hàng năm đánh giá sự chuyển biến về:
+ Tổng thu nhập tăng thêm của các hộ nghèo tham gia dự án.
+ Tỷ lệ lao động nữ tham gia dự án.
+ Tỷ lệ hộ gặp rủi ro và vốn thiệt hại trong dự án.
+ Tỷ lệ hộ thoát nghèo sau chu kỳ tham gia dự án.v.v.
IX. CÁC HƯỚNG DẪN KHÁC
1. Nhằm đảm bảo tính thống nhất trong các văn bản và nhằm hướng dẫn thực hiện các hoạt động cụ thể trong khi tổ chức triển khai Dự án, nhất là đối với cán bộ xã và các hộ nông dân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành sau Thông tư này cuốn Sổ tay hướng dẫn thực hiện Dự án Hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 135.
2. Thông tư này thay thế các Thông tư số 01/2007/TT-BNN ngày 15/01/2007, số 79/2007/TT-BNN ngày 20/9/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Các quy định khác trái với Thông tư  này đều bãi bỏ.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu phát sinh những vấn đề vướng mắc các địa phương cần báo cáo về  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để bổ sung, điều chỉnh./.
KT. BỘ TRƯỞNG  
THỨ TRƯỞNG  
(Đã ký)





Hồ Xuân Hùng  
Tài liệu đính kèm:

Read more...

ướng dẫn thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010

0 nhận xét
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Số: 12/2009/TT-BNN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----- o0o -----
Hà Nội , Ngày 06 tháng 03 năm 2009



THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg  ngày 10 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (gọi tắt là Chương trình 135 giai đoạn II);
Căn cứ Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 15/9/2008 của Liên Bộ hướng dẫn thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số nội dung cụ thể về thực hiện Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn II (Dự án), như sau:
I. MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN
1. Nâng cao thu nhập bền vững cho các hộ nghèo, giúp hộ nghèo nhanh chóng thoát nghèo.
2. Nâng cao kiến thức sản xuất và thị trường cho hộ nghèo, giúp họ sản xuất ngày càng có hiệu quả để thoát nghèo bền vững.

II. CHỦ ĐẦU TƯ VÀ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA DỰ ÁN
1. Chủ đầu tư:
- Là ủy ban nhân dân (UBND) xã.
- Trường hợp UBND xã chưa đủ điều kiện làm chủ đầu tư (được quy định tại Thông tư số 01/2007/TT-UBDT ngày 21/6/2007 của UBDT) thì UBND huyện tạm thời làm chủ đầu tư. Đồng thời, UBND huyện có trách nhiệm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã, cử cán bộ giúp đỡ các xã để chậm nhất sau 12 tháng kể từ thời điểm bắt đầu triển khai dự án, các xã này đảm nhận được nhiệm vụ chủ đầu tư.
- Chủ đầu tư có thể sử dụng Ban quản lý dự án, Ban giám sát chương trình 135 chung của xã làm nhiệm vụ tổ chức thực hiện dự án hỗ trợ sản xuất trên địa bàn.
2. Đối tượng tham gia:
a. Hộ nghèo: Được xác định theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/07/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn  2006 - 2010 (trong trường hợp có điều chỉnh chuẩn nghèo thì áp dụng theo chuẩn nghèo mới). 
b. Nhóm hộ: nhóm hộ được hỗ trợ phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Gồm những hộ nghèo và những hộ không nghèo đang sinh sống trên cùng địa bàn cụm dân cư thôn, bản, có cùng nguyện vọng phát triển một hoạt động sản xuất, dịch vụ và tự nguyện tham gia nhóm. Nhóm hộ có trưởng nhóm do các hộ bầu ra để quản lý điều hành các hoạt động của nhóm.
- Nhóm hộ có quy chế hoạt động, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của thành viên trong nhóm để thực hiện có hiệu quả kế hoạch sản xuất mà nhóm đã đề ra, đảm bảo sử dụng hiệu quả vốn hỗ trợ, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho các thành viên trong nhóm.
- Đối tượng hộ không nghèo tham gia nhóm hộ không được vượt quá 20% tổng số hộ trong nhóm (đối với nhóm hộ có từ 05 hộ trở lên) và phải là những hộ có kinh nghiệm làm ăn, có nhiệt tình và khả năng giúp đỡ các hộ khác, được đa số các thành viên trong nhóm tán thành và được UBND xã chấp thuận.
III. NỘI DUNG DỰ ÁN VÀ MỨC HỖ TRỢ
1. Nội dung hỗ trợ:
Theo quy định, dự án được hỗ trợ theo 04 nội dung mô tả dưới đây. Chủ đầu tư căn cứ vào kế hoạch phát triển sản xuất của huyện, xã và nhu cầu cần hỗ trợ của người dân để xác định các nội dung phù hợp, thiết thực (tận dụng tối đa lợi thế của địa phương, hướng người dân vào sản xuất hàng hoá, dịch vụ gắn với thị trường, đảm bảo tính bền vững về thu nhập, coi trọng an ninh lương thực). Không nhất thiết phải đầu tư cho tất cả các nội dung ở cùng một địa bàn để tập trung vốn, tránh dàn trải.
Các nội dung hỗ trợ cụ thể như sau:
1.1. Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông - khuyến lâm - khuyến ngư (gọi tắt là khuyến nông)
a. Mục đích: giúp các hộ nghèo nâng cao kiến thức sản xuất, kiến thức về thị trường (trước hết là với các hạng mục sản xuất mà các hộ đã lựa chọn) để sản xuất có hiệu quả, nâng cao thu nhập.
b. Các hoạt động được hỗ trợ:
- Bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề cho người sản xuất để nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp;
- Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất tiên tiến.
c. Nội dung chi:
- Biên soạn tài liệu đào tạo tập huấn (ngoài tài liệu của trung ương đã biên soạn);
- In tài liệu đào tạo tập huấn;
- Thuê hội trường, phòng học, thiết bị phục vụ học tập;
- Trả thù lao cho giảng viên, chuyên gia;
- Hỗ trợ cho hướng dẫn viên thực hành thao tác kỹ thuật;
- Hỗ trợ tiền nước uống, văn phòng phẩm, tài liệu, tiền ăn, tiền đi lại, tiền ngủ (nếu phải nghỉ qua đêm) cho học viên trong thời gian tập huấn;
- Hỗ trợ tham quan, học tập mô hình sản xuất tiên tiến: tiền tàu, xe đi và về; tiền ăn trong thời gian tham quan, học tập;  tiền thuê phòng nghỉ (nếu phải nghỉ qua đêm);
- Chi phí quản lý lớp học.
1.2. Hỗ trợ xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả, tiên tiến:
a) Mục đích:
- Xây dựng các mô hình tốt về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, bảo quản và chế biến nông sản, tiêu thụ nông sản có hiệu quả.
- Tổ chức cho đối tượng trong dự án (và ngoài dự án) tham quan, học tập những mô hình tốt để phổ biến, nhân rộng mô hình.
b) Các hoạt động được hỗ trợ (áp dụng cho các hộ, nhóm hộ tham gia thực hiện mô hình):
- Xây dựng mô hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở xã gắn với áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, qui trình canh tác, chăn nuôi, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản;
- Xây dựng mô hình kinh tế hợp tác giữa hộ, nhóm hộ với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nông hội, nhà khoa học... trong sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản.
c) Nội dung chi:
- Giống, vật tư chính (thức ăn chăn nuôi, phân hoá học, thuốc thú y, bảo vệ thực vật, máy móc, thiết bị cần thiết cho xây dựng mô hình);
- Chi phí mua bản quyền, quy trình công nghệ mới;
- Chi phí thuê cán bộ kỹ thuật chỉ đạo mô hình;
- Chi phí tập huấn cho người sản xuất, tham quan, tổng kết mô hình, bồi dưỡng cho hướng dẫn viên hướng dẫn thực hành thao tác kỹ thuật.
1.3. Hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất.
a) Mục đích: Giúp đỡ các hộ đặc biệt khó khăn có được giống tốt và vật tư cần thiết ban đầu để thực hiện dự án.
b) Các hoạt động được hỗ trợ:
- Giống cây trồng, vật nuôi, giống thuỷ sản loại tốt, nằm trong danh mục đã được các hộ đăng ký trong dự án;
- Vật tư chủ yếu phù hợp với hạng mục sản xuất trong dự án (thức ăn chăn nuôi, phân hoá học, thuốc thú y, bảo vệ thực vật);
- Hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ về sử dụng các loại giống, vật tư theo qui trình sản xuất.
1.4. Hỗ trợ mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản
a) Mục đích:
- Giúp hộ nghèo giảm nhẹ lao động thủ công nặng nhọc, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập.
- Tạo điều kiện để hộ nghèo chuyển đổi, phát triển nghề mới, thúc đẩy phân công lao động xã hội tại địa phương.
b) Các hoạt động được hỗ trợ
- Hỗ trợ chi phí mua máy, thiết bị cơ khí hoặc bán cơ khí phục vụ sản xuất (máy cày, bừa, bơm nước; máy tuốt lúa.v.v.), và phục vụ chế biến, bảo quản nông sản (máy sấy, máy thái trộn thức ăn chăn nuôi,...); ưu tiên hỗ trợ những trang thiết bị, máy, công cụ sử dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có và đang có nhu cầu cao của địa phương;
- Hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật để sử dụng thành thạo các loại trang thiết bị, máy, công cụ đã được hỗ trợ.
2. Mức hỗ trợ: Mức hỗ trợ kinh phí từ ngân sách để thực hiện các nội dung chi trong các Mục 1, Phần III của Thông tư này do UBND tỉnh quy định nhưng phải phù hợp với các quy định hiện hành và không thấp hơn mức hỗ trợ của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo.
IV. PHÂN BỔ VỐN VÀ GIAO KẾ HOẠCH VỐN
1. Phân bổ vốn hỗ trợ
- UBND tỉnh phân bổ vốn ngân sách trung ương hỗ trợ cho các huyện phải theo tiêu chí, không phân bổ bình quân.
- Tiêu chí phân bổ vốn dựa trên: tỷ lệ hộ nghèo, vị trí địa lý, diện tích, số hộ nghèo, điều kiện đặc thù của từng xã, đảm bảo ưu tiên hỗ trợ cho các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.
- UBND tỉnh xây dựng tiêu chí và định mức hỗ trợ trình Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh để phê duyệt, làm căn cứ phân bổ vốn hỗ trợ cho các xã (thôn, bản).
2. Xây dựng định mức hỗ trợ:
a) UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan để tổng hợp, xây dựng định mức hỗ trợ trình HĐND tỉnh quyết định. Định mức hỗ trợ được dùng làm căn cứ để xây dựng kế hoạch dự án sản xuất cho hộ nghèo ở xã, thôn, bản và làm căn cứ để người dân và các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra, giám sát việc thực hiện ở cơ sở. Định mức gồm:
- Mức hỗ trợ tối đa cho 01 hộ, 01 nhóm hộ;
- Định mức hỗ trợ cho các nội dung chi tại Mục 1, Phần III của Thông tư này, có tính đến vùng đặc thù của tỉnh.
b) Đầu vụ sản xuất hoặc 06 tháng 01 lần, căn cứ vào thông báo giá của Sở Tài chính, UBND tỉnh sẽ có quyết định điều chỉnh cho sát với thực tế.
3. Giao vốn
a) Ủy ban nhân dân tỉnh: căn cứ vào nguồn vốn trung ương hỗ trợ và vốn của ngân sách tỉnh, UBND tỉnh lập kế hoạch phân bổ vốn:
- Kinh phí quản lý, chỉ đạo cho các đơn vị đầu mối: Ban Dân tộc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các huyện…(qui định tại Thông tư 01/2008/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 15/9/2008 của liên Bộ);
- Phân bổ về huyện kinh phí hỗ trợ các xã, thôn, bản của huyện.
b) Ủy ban nhân dân huyện: giao vốn cho các xã (chủ đầu tư) trên cơ sở kế hoạch dự án từng xã đã được phê duyệt.
c) Ủy ban nhân dân xã (chủ đầu tư): giao vốn trực tiếp cho các hộ, nhóm hộ theo kế hoạch đã đăng ký.
Do tính thời vụ của sản xuất nông nghiệp, việc giao vốn phải đảm bảo kịp thời gian để vốn hỗ trợ đạt hiệu quả. Mục tiêu là: tháng 12 năm trước phải giao xong đến hộ để chuẩn bị cho sản xuất vụ Xuân năm sau; tháng 5 phải giao xong vốn cho sản xuất cho vụ mùa, tháng 8 phải giao xong vốn cho sản xuất vụ Đông.
Hiện tại, do thời vụ của sản xuất nông nghiệp không trùng với năm tài chính nên UBND tỉnh cần thống nhất với Kho bạc nhà nước chấp thuận tạm ứng khi các chủ đầu tư đã có kế hoạch vốn được phê duyệt và có đơn yêu cầu. Mức tạm ứng tối thiểu là 30% kinh phí hỗ trợ cho hộ.
V. QUY TRÌNH LẬP, THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNG NĂM
1. Ủy ban nhân dân xã:
a) Tổ chức thông tin, tuyên truyền về Dự án Hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 135.
Căn cứ vào kế hoạch phân bổ vốn, định mức hỗ trợ do UBND tỉnh quy định, UBND xã tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức: qua hệ thống loa truyền thanh, niêm yết công khai tại các nơi sinh hoạt công cộng để người dân trong xã hiểu rõ về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thông qua Dự án đối với hộ nghèo cũng như nội dung của dự án.
b) Tổ chức họp dân trong thôn, bản hoặc liên thôn, bản để lựa chọn phương án sản xuất, lựa chọn hộ, nhóm hộ tham gia dự án (huyện, xã cần cử cán bộ phụ trách chương trình 135, cán bộ khuyến nông xuống hỗ trợ các trưởng thôn, bản thực hiện công việc này). Nội dung cuộc họp:
- Thông báo công khai các chính sách hỗ trợ của Chương trình, các đối tượng được hỗ trợ (ưu tiên trước hết cho các hộ thuộc diện chính sách, tật nguyền, nghèo nhất). Căn cứ vào đó, cộng đồng bình chọn, lập danh sách các hộ, nhóm hộ tham gia dự án đợt đầu và các đợt tiếp theo.
- Phổ biến chủ trương của huyện, xã về kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp của địa phương, những loại cây trồng, vật nuôi, nghề sản xuất được chú trọng và có lợi thế phát triển…để các hộ được biết trước khi lựa chọn đăng ký nội dung tham gia dự án. Việc lựa chọn này cần tập trung vào một vài nội dung có lợi thế ở địa phương, các hộ nghèo trên địa bàn dễ tiếp cận, tránh dàn trải.
- Các hộ tự nguyện đăng ký (bằng phiếu đăng ký) để chọn nội dung tham gia dự án.
- Cuộc họp phải có biên bản (theo mẫu 02 - phụ lục kèm theo), đọc lại công khai trước khi bế mạc và lưu hồ sơ.
c) Lập danh sách các hộ, nhóm hộ tham gia dự án:
- Trưởng thôn, bản tổng hợp các nội dung mà các hộ, nhóm hộ đã đăng ký, lập danh sách các hộ, nhóm hộ đăng ký kèm theo nội dung xin tham gia dự án, mức hỗ trợ (theo mẫu 03 - phụ lục kèm theo);
- Trường hợp có hộ, nhóm hộ đăng ký nội dung chưa phù hợp với quy định thì trưởng thôn, bản cần gặp gỡ trao đổi để hướng dẫn hộ, nhóm hộ điều chỉnh trước khi lập danh sách niêm yết công khai;
- Tổ chức niêm yết công khai tại nơi công cộng và thông báo trên hệ thống loa truyền thanh;
- Sau thời gian 01 tuần kể từ khi thực hiện niêm yết công khai, nếu không có ý kiến khác từ cộng đồng thì căn cứ vào kết quả đã niêm yết, lập kế hoạch dự án (theo mẫu 04 - phụ lục kèm theo) gửi về UBND xã.
d) UBND xã (chủ đầu tư) lập kế hoạch thực hiện kèm dự toán chi tiết (theo mẫu 05 - phụ lục kèm theo). Kế hoạch được lập cho cả giai đoạn đến 2010 và có chia ra từng năm, trình UBND huyện phê duyệt.
2. Ủy ban nhân dân huyện: thẩm định, phê duyệt kế hoạch cho các xã, đồng thời lập thành kế hoạch chung của huyện, báo cáo UBND tỉnh.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh: căn cứ vào kế hoạch của các huyện, tổng hợp thành kế hoạch chung của tỉnh, báo cáo về cơ quan thường trực Chương trình là Ủy ban Dân tộc và cơ quan chủ trì Dự án là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn).
VI. THANH QUYẾT TOÁN
1. Nguồn vốn đầu tư cho Chương trình 135 từ ngân sách đều phải được quản lý và thanh toán tập trung, thống nhất qua Kho bạc nhà nước.
2. Đối với vốn góp từ dân, kể cả ngày công, vật tư, hiện vật,…đều được qui đổi ra tiền Việt Nam. Chủ đầu tư phải có sổ theo dõi, ghi chép để cung cấp cho cơ quan tài chính qui đổi thống nhất. Cơ quan tài chính làm lệnh thu ngân sách khoản vốn này đồng thời làm lệnh chi ngân sách, gửi Kho bạc nhà nước để hạch toán vào giá trị dự án hỗ trợ.
3. Thanh quyết toán vốn ngân sách chỉ được thực hiện khi chủ đầu tư có đủ hồ sơ thanh toán, gồm: kế hoạch phân bổ vốn do UBND huyện phê duyệt cho chủ đầu tư, danh sách các hộ/nhóm hộ tham gia dự án được UBND xã phê duyệt, kế hoạch và dự toán chi tiết  đã được UBND huyện phê duyệt, các chứng từ tài chính theo quy định hiện hành.
- Đối với hoạt động tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật,…không có khối lượng hiện vật thì phải có báo cáo nghiệm thu kết quả.
- Đối với hoạt động mua sắm vật tư, dịch vụ của các đơn vị, cá nhân có đăng ký kinh doanh thì cần có hóa đơn tài chính. Trường hợp mua bán giữa các hộ dân không có hoá đơn tài chính thì chỉ cần có giấy biên nhận giữa các hộ mua bán nhưng đơn giá không được vượt quá định mức trong dự toán và phải được trưởng thôn, bản và UBND xã xác nhận.
VII. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM TRONG CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Giao Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các nhiệm vụ:
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện dự án và đề xuất các chính sách, giải pháp điều chỉnh, bổ sung để thúc đẩy thực hiện dự án có hiệu quả;
- Xây dựng và ban hành văn bản, tài liệu, sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án;
- Tổng hợp tình hình thực hiện dự án định kỳ 6 tháng và 1 năm, tiến hành phân tích đánh giá kết quả gửi về Ban chỉ đạo Chương trình 135 thông qua cơ quan thường trực chương trình;
- Tổ chức công tác sơ kết, tổng kết đối với các địa phương tham gia Chương trình nhằm tổng kết, đánh giá, thúc đẩy dự án hoạt động hiệu quả và đạt tiến độ đề ra.
2. Ủy ban Nhân dân tỉnh.
2.1. Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện dự án trên địa bàn.
2.2. Quyết định:
- Định mức hỗ trợ cho các nội dung của dự án thuộc địa bàn;
- Xây dựng tiêu chí phân bổ vốn tại địa phương;
- Phân bổ vốn ngân sách trung ương hỗ trợ và ngân sách của địa phương cho dự án tới các huyện, kinh phí quản lý chỉ đạo đến các đơn vị liên quan trực thuộc tỉnh.
- Cơ chế, nội dung lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn (liên quan đến các xã, thôn, bản có Chương trình 135) để tập trung nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
2.3. Tổng hợp, đánh giá và báo cáo định kỳ kết quả thực hiện dự án trên địa bàn về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
UBND tỉnh cần giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì dự án, phối hợp với các đơn vị liên quan trong tỉnh tham mưu giúp UBND tỉnh thực hiện các nhiệm vụ trên và chỉ đạo việc triển khai dự án trên địa bàn.
3. Ủy ban nhân dân các huyện.
- Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện Dự án trên địa bàn huyện;
- Thẩm định, phê duyệt Dự án cho các xã và thực hiện giao vốn cho các xã (theo tiêu chí và kế hoạch đã được phê duyệt);
- Đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ UBND xã thực hiện tốt nhiệm vụ của chủ đầu tư;
- Tổ chức lồng ghép và huy động các nguồn lực để thực hiện dự án trên địa bàn huyện;
- Chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện dự án trên địa bàn huyện;
- Thực hiện tổng hợp, đánh giá và báo cáo định kỳ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan thường trực Chương trình 135 của tỉnh.
4. Uỷ ban nhân dân xã:
- Là chủ đầu tư Dự án trên địa bàn xã, chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện dự án trên địa bàn;
- Phê duyệt danh sách hộ, nhóm hộ tham gia thực hiện dự án;
- Tổ chức thực hiện tốt các nội dung của Dự án;
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện ở các hộ, nhóm hộ để giúp đỡ họ thực hiện tốt dự án;
- Thực hiện tổng hợp, đánh giá và báo cáo định kỳ kết quả thực hiện Dự án về UBND huyện.
VIII. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, KIỂM TRA, GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN
1. Chế độ báo cáo:
1.1. Báo cáo định kỳ hàng quí:
- Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ từ cơ sở về UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổng hợp).
- Biểu mẫu báo cáo chung áp dụng theo Quyết định số 04/2008/QĐ-UBDT ngày 08/8/2008 của Ủy ban Dân tộc về việc ban hành quy định về chế độ và biểu mẫu báo cáo Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010.
1.2. Báo cáo 06 tháng, 01 năm: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có trách nhiệm lập báo cáo về kết quả thực hiện Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 trên địa bàn về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổng hợp tình hình thực hiện Dự án trên phạm vi cả nước, báo cáo Ban chỉ đạo Trung ương (qua cơ quan thường trực Chương trình).
2. Kiểm tra, giám sát thực hiện dự án
2.1. Mục đích: phát hiện những yếu kém, vướng mắc, rủi ro trong quá trình thực hiện dự án để kịp thời có biện pháp khắc phục, hỗ trợ, đảm bảo tổng thể việc thực hiện dự án trên địa bàn đạt hiệu quả cao.
2.2. Nội dung: coi trọng kiểm tra tại cơ sở, tập trung vào các khâu:
- Phân bổ vốn từ tỉnh đến hộ nghèo;
- Bình xét đối tượng tham gia dự án;
- Mua sắm vật tư thiết bị (chất lượng, đơn giá của đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ; chủng loại và chất lượng hàng hóa do các hộ tự mua,…);
- Kết quả thực hiện dự án ở các hộ, nhóm hộ.
2.3. Phương thức kiểm tra:
- Các cấp trên kiểm tra cấp dưới cần có định kỳ 06 tháng 01 lần. Trường hợp nhiều cấp trên cùng kiểm tra ở một cấp dưới thì phải có kế hoạch phối hợp, tránh chồng chéo;
- Cấp cơ sở: chủ đầu tư sử dụng Ban giám sát Chương trình 135 của xã để thực hiện công tác giám sát dự án Hỗ trợ sản xuất.
3. Đánh giá thực hiện dự án
- Định kỳ hàng năm tổ chức đánh giá kết quả thực hiện dự án trên địa bàn từng xã, huyện, tỉnh và toàn quốc do UBND các cấp và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện;
Việc đánh giá áp dụng Bộ chỉ số đánh giá theo Quyết định số 04/2008/QĐ-UBDT ngày 08/8/2008 của Ủy ban Dân tộc;
- Ngoài ra, UBND xã (chủ đầu tư) cần theo dõi, hàng năm đánh giá sự chuyển biến về:
+ Tổng thu nhập tăng thêm của các hộ nghèo tham gia dự án.
+ Tỷ lệ lao động nữ tham gia dự án.
+ Tỷ lệ hộ gặp rủi ro và vốn thiệt hại trong dự án.
+ Tỷ lệ hộ thoát nghèo sau chu kỳ tham gia dự án.v.v.
IX. CÁC HƯỚNG DẪN KHÁC
1. Nhằm đảm bảo tính thống nhất trong các văn bản và nhằm hướng dẫn thực hiện các hoạt động cụ thể trong khi tổ chức triển khai Dự án, nhất là đối với cán bộ xã và các hộ nông dân, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành sau Thông tư này cuốn Sổ tay hướng dẫn thực hiện Dự án Hỗ trợ sản xuất thuộc Chương trình 135.
2. Thông tư này thay thế các Thông tư số 01/2007/TT-BNN ngày 15/01/2007, số 79/2007/TT-BNN ngày 20/9/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Các quy định khác trái với Thông tư  này đều bãi bỏ.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu phát sinh những vấn đề vướng mắc các địa phương cần báo cáo về  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để bổ sung, điều chỉnh./.
KT. BỘ TRƯỞNG  
THỨ TRƯỞNG  
(Đã ký)





Hồ Xuân Hùng  
Tài liệu đính kèm:

Read more...

Chăn nuôi dê sinh sản, dê thịt dưới tán rừng sao”

0 nhận xét
Huyện Châu Đức là một trong những huyện thuần nông của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đời sống nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, phụ thuộc chủ yếu vào các loại cây công nghiệp và hoa màu như cà phê, tiêu, điều, bắp, đậu, khoai mì... Từ khi có dự án chăn nuôi: “Xây dựng mô hình nông-lâm kết hợp phát triển chăn nuôi dê sinh sản, dê thịt dưới tán rừng sao”, nhiều hộ gia đình nhờ đó mà thoát nghèo...

Sơn Bình là một xã vùng sâu vùng xa của huyện Châu Đức, mới thành lập trên cơ sở chia tách từ xã Xuân Sơn. Toàn xã có trên 2.000 ha đất tự nhiên, trong đó đất nông nghiệp chiếm gần 90% diện tích rất phù hợp cho sự phát triển của các loại cây công nghiệp, hoa màu... Là một trong những xã nghèo nhất huyện, trong nhiều năm qua, xã Sơn Bình đã được các ngành, các cấp quan tâm trợ giúp thông qua nhiều chính sách như: Xóa đói ghim nghèo, hỗ trợ vay vốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao... Tuy nhiên, về cơ bản lâu dài để giúp người dân xã Sơn Bình ổn định cuộc sống và phát triển sản xuất, Phòng Địa chính - Nông nghiệp huyện Châu Đức đã nghiên cứu và quyết định chọn xã làm nơi thí điểm thực hiện dự án "Xây dựng mô hình chăn nuôi dê sinh sản, thịt dưới tán rừng sao". Thôn Xuân Trường là nơi được chọn làm nơi thí điểm của xã nhờ có một diện tích rừng sao phòng hộ khá lớn gần 100 ha. Dự án này rất cần thiết và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của xã Sơn Bình. Sau hơn 2 năm thực hiện, mô hình dự án này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ dân nghèo đã vươn lên khá giả... Nhờ biết cách vận dụng các tiền bộ khoa học kỹ thuật, bà con chăn nuôi dê đã không ngừng tăng số lượng dê để có thu nhập ổn định.


Hiện nay, xã Sơn Bình là nơi cung cấp các loại dê thịt, giống cho các địa phương trong huyện, tỉnh và là nơi cung cấp dê giống chủ yếu cho nhiều tỉnh ĐBSCL, Đồng Nai... Với giá dê hiện nay đang tăng cao, một con dê giống có giá dao động 10-14 triệu, một ký dê thịt trên 30-35 ngàn nhưng xã Sơn Bình vẫn không đủ nguồn dê giống, thịt để cung cấp cho thị trường. Ông Thân Xuân Động - cán bộ Phòng Địa chính - Nông nghiệp huyện Châu Đức, Chủ nhiệm dự án này cho biết: “Tôi đã đi nhiều nơi và tìm hiểu nhiều mô hình chăn nuôi dê ở các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận... tôi nhận thấy huyện Châu Đức rất thích hợp cho việc chăn nuôi dê thịt, sinh sản. Mới đầu thực hiện dự án này tôi lo lắng rất nhiều vì sợ nếu “bể” sẽ không biết lấy tiền đâu mà trả cho Nhà nước. Bây giờ dự án thực hiện xong và mang lại kết quả khá cao, nhiều gia đình nhờ đó mà thoát nghèo, vươn lên khá... làm tôi rất bất ngờ. Hiện nay, dự án này sắp được nhân rộng ra các huyện khác trong tỉnh thông qua con đường chuyển giao công nghệ”. Anh Nguyễn Văn Minh cư ngụ tại thôn Xuân Trường đang làm chủ một đàn dê trên 30 con bày tỏ sự vui mừng: “Gia đình tôi trước đây nghèo lắm, không có một mảnh đất để làm rẫy, nhà cửa thì nhìn trước thấy sau. Từ khi mô hình này được thí điểm tại đây, gia đình tôi mạnh dạn vay tiền Nhà nước rồi mua vài con dê nuôi thử thấy có thu nhập cao, thế là vợ chồng tôi tích vốn mua thêm mấy con nữa. Cứ thế đàn dê tăng dần, gia đình tôi đã bán đi gần chục con rồi... Bây giờ, kinh tế gia đình đã ổn định, mua được nhiều thứ trong gia đình”. Anh Minh không ngần ngại khoe: “Bây giờ trong tay có trăm triệu đồng muốn mua đất cũng được...”. Không riêng gì gia đình anh Minh, mà có nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã Sơn Bình thuộc diện xóa đói giảm nghèo nhờ vào mô hình chăn nuôi dê thịt, sinh sản đã thoát nghèo và trở nên khá giả. Một cán bộ xã Sơn Bình cho biết: “Không có một cái xã nào của huyện Châu Đức lại nghèo như xã Sơn Bình, đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào những cây bắp, đậu, khai mì... Nhưng khi mô hình chăn nuôi này được triển khai và được bà con nghèo hưởng ứng thì số hộ nghèo của địa phương đã giảm hẳn. Tuy nhiên, còn nhiều hộ nghèo muốn mua dê giống nuôi nhưng không có điều kiện, chính vì thế Phòng Địa chính-Nông nghiệp huyện cần phải có biện pháp hỗ trợ vốn, cung cấp dê giống với điều kiện thuận lợi cho bà con phát triển, vượt khó”.
Có thể thấy, mô hình chăn nuôi dê sinh sản và dê thịt ở huyện Châu Đức đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và cải thiện được cuộc sống của nhiều hộ gia đình nghèo. Một số gia đình đã biết áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ vào chăn nuôi dê nên đã thoát nghèo vươn lên giàu có. Ngoài ra, mô hình chăn nuôi dê còn có tác dụng rất lớn đến chương trình xóa đói giảm nghèo và tăng số lượng đàn dê của huyện lên rất nhiều, đồng thời là làm tăng thêm nguồn thu nhập của người dân. Tuy nhiên, một số hộ gia đình nghèo không có điều kiện mua con giống vì giá giống quá đắt. Để tăng số lượng đàn dê, cải thiện đời sống của người dân, Phòng Địa chính-Nông nghiệp huyện Châu Đức, chính quyền địa phương cần phải tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào chăn nuôi dê và tạo mọi điều kiện tốt nhất để cho các hộ dân nghèo có điều kiện vay vốn chăn nuôi.
Thanh Long
Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)
Read more...

Chăn nuôi dê sinh sản, dê thịt dưới tán rừng sao”

0 nhận xét
Huyện Châu Đức là một trong những huyện thuần nông của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đời sống nhân dân còn gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, phụ thuộc chủ yếu vào các loại cây công nghiệp và hoa màu như cà phê, tiêu, điều, bắp, đậu, khoai mì... Từ khi có dự án chăn nuôi: “Xây dựng mô hình nông-lâm kết hợp phát triển chăn nuôi dê sinh sản, dê thịt dưới tán rừng sao”, nhiều hộ gia đình nhờ đó mà thoát nghèo...

Sơn Bình là một xã vùng sâu vùng xa của huyện Châu Đức, mới thành lập trên cơ sở chia tách từ xã Xuân Sơn. Toàn xã có trên 2.000 ha đất tự nhiên, trong đó đất nông nghiệp chiếm gần 90% diện tích rất phù hợp cho sự phát triển của các loại cây công nghiệp, hoa màu... Là một trong những xã nghèo nhất huyện, trong nhiều năm qua, xã Sơn Bình đã được các ngành, các cấp quan tâm trợ giúp thông qua nhiều chính sách như: Xóa đói ghim nghèo, hỗ trợ vay vốn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao... Tuy nhiên, về cơ bản lâu dài để giúp người dân xã Sơn Bình ổn định cuộc sống và phát triển sản xuất, Phòng Địa chính - Nông nghiệp huyện Châu Đức đã nghiên cứu và quyết định chọn xã làm nơi thí điểm thực hiện dự án "Xây dựng mô hình chăn nuôi dê sinh sản, thịt dưới tán rừng sao". Thôn Xuân Trường là nơi được chọn làm nơi thí điểm của xã nhờ có một diện tích rừng sao phòng hộ khá lớn gần 100 ha. Dự án này rất cần thiết và phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của xã Sơn Bình. Sau hơn 2 năm thực hiện, mô hình dự án này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ dân nghèo đã vươn lên khá giả... Nhờ biết cách vận dụng các tiền bộ khoa học kỹ thuật, bà con chăn nuôi dê đã không ngừng tăng số lượng dê để có thu nhập ổn định.


Hiện nay, xã Sơn Bình là nơi cung cấp các loại dê thịt, giống cho các địa phương trong huyện, tỉnh và là nơi cung cấp dê giống chủ yếu cho nhiều tỉnh ĐBSCL, Đồng Nai... Với giá dê hiện nay đang tăng cao, một con dê giống có giá dao động 10-14 triệu, một ký dê thịt trên 30-35 ngàn nhưng xã Sơn Bình vẫn không đủ nguồn dê giống, thịt để cung cấp cho thị trường. Ông Thân Xuân Động - cán bộ Phòng Địa chính - Nông nghiệp huyện Châu Đức, Chủ nhiệm dự án này cho biết: “Tôi đã đi nhiều nơi và tìm hiểu nhiều mô hình chăn nuôi dê ở các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận... tôi nhận thấy huyện Châu Đức rất thích hợp cho việc chăn nuôi dê thịt, sinh sản. Mới đầu thực hiện dự án này tôi lo lắng rất nhiều vì sợ nếu “bể” sẽ không biết lấy tiền đâu mà trả cho Nhà nước. Bây giờ dự án thực hiện xong và mang lại kết quả khá cao, nhiều gia đình nhờ đó mà thoát nghèo, vươn lên khá... làm tôi rất bất ngờ. Hiện nay, dự án này sắp được nhân rộng ra các huyện khác trong tỉnh thông qua con đường chuyển giao công nghệ”. Anh Nguyễn Văn Minh cư ngụ tại thôn Xuân Trường đang làm chủ một đàn dê trên 30 con bày tỏ sự vui mừng: “Gia đình tôi trước đây nghèo lắm, không có một mảnh đất để làm rẫy, nhà cửa thì nhìn trước thấy sau. Từ khi mô hình này được thí điểm tại đây, gia đình tôi mạnh dạn vay tiền Nhà nước rồi mua vài con dê nuôi thử thấy có thu nhập cao, thế là vợ chồng tôi tích vốn mua thêm mấy con nữa. Cứ thế đàn dê tăng dần, gia đình tôi đã bán đi gần chục con rồi... Bây giờ, kinh tế gia đình đã ổn định, mua được nhiều thứ trong gia đình”. Anh Minh không ngần ngại khoe: “Bây giờ trong tay có trăm triệu đồng muốn mua đất cũng được...”. Không riêng gì gia đình anh Minh, mà có nhiều hộ gia đình trên địa bàn xã Sơn Bình thuộc diện xóa đói giảm nghèo nhờ vào mô hình chăn nuôi dê thịt, sinh sản đã thoát nghèo và trở nên khá giả. Một cán bộ xã Sơn Bình cho biết: “Không có một cái xã nào của huyện Châu Đức lại nghèo như xã Sơn Bình, đời sống nhân dân chủ yếu dựa vào những cây bắp, đậu, khai mì... Nhưng khi mô hình chăn nuôi này được triển khai và được bà con nghèo hưởng ứng thì số hộ nghèo của địa phương đã giảm hẳn. Tuy nhiên, còn nhiều hộ nghèo muốn mua dê giống nuôi nhưng không có điều kiện, chính vì thế Phòng Địa chính-Nông nghiệp huyện cần phải có biện pháp hỗ trợ vốn, cung cấp dê giống với điều kiện thuận lợi cho bà con phát triển, vượt khó”.
Có thể thấy, mô hình chăn nuôi dê sinh sản và dê thịt ở huyện Châu Đức đã mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và cải thiện được cuộc sống của nhiều hộ gia đình nghèo. Một số gia đình đã biết áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ vào chăn nuôi dê nên đã thoát nghèo vươn lên giàu có. Ngoài ra, mô hình chăn nuôi dê còn có tác dụng rất lớn đến chương trình xóa đói giảm nghèo và tăng số lượng đàn dê của huyện lên rất nhiều, đồng thời là làm tăng thêm nguồn thu nhập của người dân. Tuy nhiên, một số hộ gia đình nghèo không có điều kiện mua con giống vì giá giống quá đắt. Để tăng số lượng đàn dê, cải thiện đời sống của người dân, Phòng Địa chính-Nông nghiệp huyện Châu Đức, chính quyền địa phương cần phải tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào chăn nuôi dê và tạo mọi điều kiện tốt nhất để cho các hộ dân nghèo có điều kiện vay vốn chăn nuôi.
Thanh Long
Việt Báo (Theo_Thanh_Nien)
Read more...
 
Cả nhà thương nhau © 2011 DheTemplate.com & Main Blogger. Supported by Makeityourring Diamond Engagement Rings

You can add link or short description here